Đau Lưng Giữa
Đau lưng giữa khiến khả năng vận động bị hạn chế và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi thấy bản thân có triệu chứng này, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau để có thể đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp.
Định nghĩa
Lưng giữa được xác định là phần dưới cổ kéo dài cho đến hết lồng ngực. Cấu tạo phần lưng giữa gồm có 12 đốt sống ngực từ T1 – T12, tủy sống, một số nhóm cơ, dây chằng và đĩa đệm. Khi một trong các cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng đau lưng giữa. Dựa vào mức độ tổn thương mà tính chất cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm sẽ có sự khác nhau.
Chuyên gia cho biết, tình trạng đau lưng giữa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là người già và những người đang gặp vấn đề về cột sống. Cơn đau có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội, nếu người bệnh vận động thì cường độ đau sẽ tăng lên. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là:
- Đau nhức tại cơ hoặc xương khớp. Tính chất cơn đau khá đa dạng như âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội hoặc đau rát.
- Cơ bị căng cứng, tê bì hoặc ngứa ran ở các cơ quan có liên quan, khó chịu ở ngực.
- Hoạt động của tay chân trở nên yếu dần, mất kiểm soát bàng quang, rối loạn tiêu hóa,…
Khi bị đau lưng giữa, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện một số vận động tại cột sống như vặn mình, cúi gập người, xoay người,…. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và làm giảm năng suất lao động. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách, cơn đau nhức sẽ diễn ra kéo dài và tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Còn với những trường hợp đau lưng giữa do bệnh lý, không điều trị sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến cột sống và làm gia tăng nguy cơ tàn phế.
Nguyên nhân
Chuyên gia xương khớp cho biết, tình trạng đau lưng giữa có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức để có thể đưa ra phương án xử lý cho phù hợp. Các nguyên nhân gây đau lưng giữa thường gặp là:
Nguyên nhân cơ học
Đây là nguyên nhân gây đau lưng giữa thường gặp nhất và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trường hợp đau lưng giữa do nguyên nhân cơ học thường không nguy hiểm, bạn có thể tự cải thiện bằng các mẹo đơn giản tại nhà.
+ Vận động sai tư thế: Thói quen này khiến cột sống phải chịu áp lự rất lớn. Lúc này, hệ thống cơ và dây chằng phải hoạt động nhiều hơn bình thường để có thể duy trì trạng thái cân bằng. Cơn đau nhức ở lưng giữa sẽ khởi phát nếu tình trạng này diễn ra kéo dài. Đồng thời, tần suất đau nhức cũng tăng lên theo thời gian.
+ Căng cơ, giãn dây chằng: Khi dây chằng bị căng giãn quá mức sẽ gây ra tình trạng rách cơ và gân. Lúc này, cơn đau nhức ở vùng lưng giữa sẽ khởi phát và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây đau lưng giữa này thường xảy ra ở những người thường xuyên khuân vác vật nặng, cử động lưng đột ngột hoặc tập luyện sai cách.
+ Chấn thương: Cơn đau lưng giữa cũng có thể khởi phát nếu vùng lưng giữa bị chấn thương do tai nạn giao thông, va đập mạnh ở lưng,… Tuy nhiên, cột sống lưng giữa có cấu trúc khá vững vàng nên ít bị chất thương hơn so với những khu vực khác.
+ Gãy xương kín: Tình trạng này xảy ra khi bạn bị loãng xương hoặc chấn thương vật lý tại vùng lưng giữa. Gãy xương kín gây ra triệu chứng đau nhức ở mức độ nặng khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Nếu tình trạng này gây ảnh hưởng đến tủy sống sẽ có thêm các triệu chứng như tê yếu chi, ngứa ran,…
+ Tuổi tác: Người già là đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh lý xương khớp do tác động từ quá trình lão hóa tự nhiên. Lúc này, hệ thống xương khớp sẽ dần bị thoái hóa, trở nên suy yếu và hoạt động kém linh hoạt hơn bình thường. Đau lưng giữa là một trong những triệu chứng thường gặp ở người già.
+ Thừa cân: Cơn đau lưng giữa cũng có thể khởi phát nếu bạn bị thừa cân béo phì. Nếu bạn không tiến hành kiểm soát cân nặng thì cơn đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian. Thống kê y khoa cho biết, những người thừa cân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
+ Lối sống: Những người có lối sống thiếu khoa học như thường xuyên lạm dụng rượu bia hoặc thuốc lá, căng thẳng kéo dài, lười vận động… cũng có nguy cơ bị đau lưng giữa cao hơn bình thường. Ở trường hợp này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để cải thiện tình trạng này.
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân cơ học ở trên, tình trạng đau lưng giữa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ở trường hợp này, cơn đau thường diễn ra kéo dài, tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Các bệnh lý đó là:
+ Thoát vị đĩa đệm: Bệnh khởi phát khi nhân nhầy bên trong cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh gây đau nhức. Ở trường hợp này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức lan rộng theo đường đi của dây thần kinh bị tổn thương, cơn đau thường xuất hiện theo từng đợt. Nếu người bệnh vận động, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
+ Viêm xương khớp: Bệnh khởi phát khi phần sụn bao bọc ở đầu xương bị bào mòn và mất đi chức năng vốn có. Khi người bệnh vận động, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức. Chuyên gia cho biết, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật ở người trưởng thành.
+ Loãng xương: Đây là hiện tượng mật độ canxi trong xương bị giảm thấp khiến xương trở nên giòn xốp và dễ gãy. Điều này đã làm cho quá trình sản sinh dịch khớp bị ảnh hưởng, khiến ổ khớp trở nên khô cứng. Đau lưng giữa được xác định là hậu quả của bệnh loãng xương, tình trạng này thường diễn ra kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.
+ Vẹo cột sống: Xương cột sống bị cong vẹo sẽ khiến lưng chịu áp lực không đồng đều. Lúc này, cơn đau nhức sẽ khởi phát ở vùng cột sống bị cong vẹo. Tình trạng vẹo cột sống thường xảy ra khi bạn có thói quen vận động sai tư thế trong thời gian dài.
+ Xuất hiện khối u: Tình trạng đau lưng giữa cũng có thể xảy ra nếu xuất hiện khối u bên trong cột sống hoặc các cơ quan liên quan, Khi khối u hình thành và phát triển lớn, chúng sẽ chèn ép lên các cơ quan xung quanh gây đau nhức khó chịu. Ví dụ như chèn ép dây thần kinh, chèn ép tủy sống, chèn ép dây chằng,…
+ Đau dây thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn bị tổn thương là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Thông thường, cơn đau nhức sẽ khởi phát ở vùng lưng giữa bên phải rồi lan rộng sang bên trái khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
+ Bệnh về thận: Triệu chứng đau lưng giữa cũng có thể xảy ra khi bạn mắc một số bệnh lý về thận như sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm đường tiết niệu,… Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các triệu chứng đi kèm như, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm, sốt cao,…
Điều trị
Bạn cần đến bệnh viện thăm khám nếu tình trạng đau lưng giữa diễn ra kéo dài. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân cũng như tổn thương tại các cơ quan có liên quan.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo đơn giản tại nhà. Nhưng nếu bị đau lưng giữa do bệnh lý, bạn cần điều trị chuyên khoa. Dưới đây là các cách chữa đau lưng giữa được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
Điều trị y tế
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc Tây y để cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu. Thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau thông thường, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm steroid, viên uống bổ sung vitamin,…
Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật điều trị bệnh để ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện với những trường hợp đau lưng giữa không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc đau lưng giữa kèm theo mất kiểm soát ruột và bàng quang. Sau phẫu thuật điều trị bệnh, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương và phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
Dùng cây thuốc Nam
Sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà để cải thiện triệu chứng đau lưng giữa có độ an toàn cao, mang lại hiệu quả khá tốt với trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Đắp chìa vôi: Rửa sạch 20 gram cây chìa vôi tươi, đem đi giã nát cùng với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Sau khoảng 30 phút, cơn đau sẽ dần thuyên giảm.
- Uống nước lá lốt: Rửa sạch 5 gram lá lốt tươi, đi đi giã nát rồi cho vào ấm đun sôi cùng với 2 bát nước. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày để mang lại hiệu quả.
- Chườm ngải cứu sao nóng: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu tươi, đi đi rang nóng cùng với 1 nắm muối hạt. Bọc hỗn hợp trên trong một chiếc khăn mỏng rồi đắp trực tiếp lên lưng khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng đau lưng giữa thuyên giảm hẳn. Cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng.
Phòng ngừa
hư được nhắc đến ở trên, đau lưng giữa khởi phát do rất nhiều nguyên nhân. Để phòng ngừa cơn đau khởi phát trở lại, bạn cần có các biện pháp bảo vệ cột sống để phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
- Khi cơn đau khởi phát ở mức độ nặng, bạn nên nằm nghỉ ngơi và hạn chế thực hiện các cử động ở lưng cho đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn. Vận động khi đang bị đau sẽ khiến cường độ đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh thực hiện các động tác gây ảnh hưởng không tốt đến vùng lưng giữa như bưng bê vật nặng, lao động quá sức, lặp lại động tác cúi người quá nhiều lần, mang giày cao gót,…
- Duy trì tư thế đúng khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Luôn giữ thẳng lưng, không được gù vai. Sau khoảng 60 phút làm việc hoặc học tập, nên đứng dậy đi lại để kích thích lưu thông máu, không nên ngồi cố định một chỗ trong thời gian quá dài.
- Ngủ và nằm nghỉ đúng tư thế để hạn chế gây áp lực lên vùng cột sống. Nằm nghiêng là tư thế ngủ tốt nhất, bạn nên kê thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối giúp giữ thẳng cột sống. Không nên ngủ ngửa để tránh bị lệch cột sống.
- Khi cơn đau nhức khởi phát ở mức độ âm ỉ khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng. Bạn có thể giảm đau tại nhà bằng các mẹo đơn giản như chườm nóng, chườm lạnh, massage,…
- Luôn giữ tinh thần ổn định và thoải mái, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Bạn có thể giải tỏa stress sau ngày dài làm việc bằng cách thiền định, nghe nhạc, nghỉ ngơi,… Tiến hành giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân để tránh gây áp lực lên cột sống lưng.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp xương khớp trở nên dẻo dai và hoạt động linh hoạt hơn. Đồng thời, tập thể dục còn là một trong những cách giảm đau và phòng ngừa chứng đau nhức xương khớp khá tốt.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày và loại bỏ thói quen ăn uống gây hại đến sức khỏe. Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Đau lưng giữa là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và đưa ra phương án xử lý đúng cách. Nếu cơn đau diễn ra với mức độ nặng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa.