Tự nhiên đau ngón chân

Cơ bản

Tự nhiên đau ngón chân là triệu chứng thường gặp. Nó có thể do bạn đi giày sai kích cỡ hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Định nghĩa

Tự nhiên đau ngón chân là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Bởi bàn chân là bộ phận thường xuyên tham gia vào quá trình vận động nên rất dễ gặp phải các chấn thương từ việc đi lại hoặc chơi thể thao. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Đau nhức ở ngón chân, những cơn đau lan ra bàn chân, cổ chân gây khó chịu. Ở giai đoạn đầu cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, đứt đoạn, sau đó dần trở nên nhói buốt hơn. 
  • Sưng đỏ ở ngón chân khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Cứng khớp, khó khăn trong việc đi lại, co duỗi chân. Ngón chân thường phát ra tiếng kêu lục cục.
  • Chân bị thay đổi hình dạng, biến dạng so với trước đây.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón chân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể kể đến như: 

Do chấn thương: Đau ngón chân có thể xảy ra do người bệnh gặp phải các chấn thương ở chân như: 

  • Rách ngón chân hay móng chân.
  • Bỏng do nước sôi.
  • Trật khớp.
  • Bỏng lạnh.
  • Vết thương do đụng dập.
  • Bong gân.
  • Gãy ngón chân.
  • Gãy xương vừng.

Do nhiễm trùng: Ngón chân bị sưng đau có thể xuất phát từ một số căn bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm nấm móng.
  • Nhiễm trùng da.
  • Nhiễm trùng vết thương hoặc tại các vết loét khác.
  • Nhiễm trùng xương hoặc các khớp xương.
  • Viêm khớp.

Thoái hóa xương khớp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh bị sưng ngón chân. Chúng có liên quan đến các bệnh thoái hóa, viêm và thần kinh ảnh hưởng đến xương khớp.

  • Viêm bao hoạt dịch.
  • Viêm xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm dây chằng.
  • Bệnh gout.
  • Biến dạng ngón chân cái.
  • Cứng khớp ngón chân cái.
  • Đau ngón chân cái.
  • Ngón chân khoằm.
  • Ngón chân hình vuốt.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên.
  • U dây thần kinh Morton.
  • Chứng Hallux Valgus.
  • Chèn ép dây thần kinh.
  • U xương bao gồm cả lành tính hoặc ác tính.
  • Móng chân mọc ngược.
  • Bệnh động mạch ngoại biên.

Tự nhiên đau ngón chân có thể là dấu hiệu của bệnh gout
Tự nhiên đau ngón chân có thể là dấu hiệu của bệnh gout

Nguyên nhân khác: Người bệnh có thể tự nhiên đau ngón chân do một vài nguyên nhân chủ quan như sau:

  • Bị thừa cân béo phì. 1
  • Lười vận động.
  • Ăn uống thiếu chất, sử dụng nhiều chất kích thích.
  • Lao động quá sức.
  • Thường xuyên đi giày không đúng kích cỡ, giày cao gót.

Chăm sóc tại nhà

Khi ngón chân tự nhiên bị sưng đau, người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng các mẹo nhỏ như sau:

  • Cho bàn chân được nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, vận động mạnh hoặc chơi thể thao.
  • Trong thời gian điều trị không nên đi giày thể thao, giày cao gót, thay vào đó bạn nên sử dụng các loại dép rộng, dép xỏ ngón để giúp bàn chân thoải mái, không bị gò bó. 
  • Chườm đá lạnh hoặc chườm nóng vào bàn chân để giảm sưng đau, nóng đỏ.
  • Có thể giảm đau bằng một số loại thuốc như colchicin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Massage nhẹ nhàng tại khu vực ngón chân bị sưng đau.
  • Ngâm chân vào nước thảo dược ấm như: Nước lá lốt, tía tô, trầu không, ngải cứu,...

Khi nào đi khám bác sĩ?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu có một trong các dấu hiệu như sau:

  • Đi lại, vận động khó khăn.
  • Tổn thương gây biến dạng khớp. 
  • Tình trạng sưng đau diễn ra trong thời gian dài dù đã dùng nhiều cách để cải thiện.
  • Mất cảm giác ở ngón chân.
  • Mệt mỏi và giảm cân.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, nóng, sưng đỏ tại các ngón chân.
  • Xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác như bầm tím, phát ban, mẩn đỏ ở khớp.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sưng đau khớp ngón chân:

Phòng ngừa tình trạng đau nhức ngón chân như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng đau xương ngón chân nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau đây: 

  • Hạn chế việc vận động mạnh, không chơi thể thao quá sức, nhất là những bộ môn như điền kinh, bóng đá, tập gym, nâng tạ, mua ba lê,...
  • Luôn khởi động kỹ trước mỗi bài tập để tránh làm tổn thương tới xương khớp.
  • Thay đổi cách đi đứng, không đứng quá lâu một chỗ hoặc đi lại quá nhiều, tránh tác động quá nhiều lực lên khớp ngón chân.
  • Nên duy trì những bài tập cải thiện xương khớp ở mức độ nhẹ như yoga, bơi lội,...
  • Đi giày dép vừa chân, tránh mang giày quá chật, giày cao gót sẽ gây chèn ép lên các ngón chân.2
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu omega-3, collagen, canxi, vitamin D, magie, kali, photpho,...
  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa chất béo, muối, đường, chất đạm như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ muối chua,...

Ngón chân sưng đau có nguy hiểm không?

Bị đau ngón chân nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không đi kèm với những dấu hiệu khác như sưng viêm, nóng đỏ, biến dạng khớp,... thì bạn không cần quá lo ngại bởi nó có thể là do bạn đi giày không đúng size dẫn đến chân bị đau. 

Tuy nhiên nếu tình trạng sưng đau kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì rất có thể người bệnh đã gặp phải những căn bệnh xương khớp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau xương khớp mãn tính, cảm giác đau đớn kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm.
  • Ngón chân bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong đi lại.
  • Mất ngón chân.
  • Bội nhiễm.
  • Tổn thương dây thần kinh ở chân vĩnh viễn.
  • Tàn tật, bại liệt hoàn toàn.

Ngón chân có thể bị biến dạng nếu không được điều trị kịp thời
Ngón chân có thể bị biến dạng nếu không được điều trị kịp thời

Phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp ngón chân?

Tự nhiên đau ngón chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để nắm rõ được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những phương pháp như sau: 

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường để xem ngón chân của bạn có bị sưng viêm, tấy đỏ hoặc biến dạng hay không. Sau đó sẽ kiểm tra khả năng cử động của ngón chân, mức độ đau và vùng bị ảnh hưởng bởi cơn đau. Để làm rõ thêm vấn đề, bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về biểu hiện đau, thời gian đau, mức độ đau, các dấu hiệu đi kèm khác,...
  • Xét nghiệm: Một số xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm, bao gồm: Xét nghiệm máu, chọc hút dịch khớp để tìm ra dấu hiệu viêm, nhiễm trùng và các tinh thể axit uric trong khớp.
  • Kiểm tra hình ảnh: Kiểm tra hình ảnh bao gồm việc chụp phim X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT scan để xác định vị trí khớp bị tổn thương, sưng viêm, mức độ hư hại của sụn khớp và sự bất thường của các xương ngón chân. 

Điều trị y tế cho bệnh nhân như thế nào?

Trong trường hợp người bệnh bị đau các khớp ngón chân ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc được dùng để điều trị đau các ngón chân bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống thấp khớp, thuốc hạ acid uric trong máu, gel bôi tại chỗ,...
  • Vật lý trị liệt: Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bạn tập vật lý trị liệu để kiểm soát các cơn đau ở ngón chân. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và ít rủi ro. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ cho bạn thực hiện một số bài tập để tăng phạm vi chuyển động của ngón chân cái, tăng cường cơ bắp cho dân để giúp các khớp thêm linh hoạt và giảm sưng đau hiệu quả.
  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình chuyên dụng: Người bệnh khi bị viêm bao hoạt dịch ngón chân do chứng bàn chân bẹt có thể dùng dụng cụ để chỉnh hình bàn chân. Điều này giúp người bệnh giảm đau đớn và hỗ trợ việc đi lại thêm linh hoạt hơn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ, nối xương, thay khớp là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi những cách trên không mang lại hiệu quả. Ngoài ra một số trường hợp nặng cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật bao gồm: Hoại tử xương, gãy xương, u xương, khớp có nhiều hạt tophi.

Tự nhiên đau ngón chân có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều căn bệnh xương khớp nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. Tránh để lâu sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. 

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Củ ráy chữa bệnh gout rất tốt. Nguyên nhân là vì:

  • Thành phần hóa học chính trong củ ráy là flavonoid - một chất có khả năng chống viêm, giảm đau, sưng khớp rất tốt.
  • Thúc đẩy lưu thông máu và chuyển hóa hoạt chất, từ đó giảm lượng cholesterol xấu, phòng ngừa hiệu quả bệnh lý xương khớp.
  • Hỗ trợ loại bỏ chất cặn bã, đồng thời tăng cường giải độc cho thận.
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Xem chi tiết

Người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung canxi cho cơ thể với hàm lượng khác nhau giữa từng đối tượng (19 – 49 tuổi: 700mg/ngày; trên 50 tuổi: 1000mg/ngày)

Lợi ích của canxi với người bệnh gút gồm:

  • Tăng độ chắc khỏe cho xương khớp toàn thân.
  • Giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức xương khớp do bệnh gút.
  • Phòng ngừa viêm xương khớp, gãy xương, loãng xương.
  • Nâng cao hệ miễn dịch.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android