Còi Xương
Còi xương là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với đặc trưng là xương mềm và dễ gãy. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra tình trạng đau nhức xương kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến biến dạng xương cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Còi xương là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể khởi phát ở người trường thành, hiện tượng này được gọi là nhuyễn xương. Bệnh còi xương biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Lúc này, khung xương của trẻ sẽ trở nên mềm yếu và chậm phát triển hơn bình thường. Nhiều trường hợp còn gây biến dạng xương ở mức độ nghiêm trọng.
Thống kê y khoa cho thấy, trẻ sống ở miền núi, nơi sương nhiều và ít ánh sáng sẽ có nguy cơ bị còi xương cao hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể không hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời để tự tổng hợp ra vitamin D cần thiết cho cơ thể. Điều này đã khiến cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa các thành phần khoáng chất chính cấu tạo nên xương bị ảnh hưởng, cụ thể là canxi và photpho. Ngoài ra, bệnh còi xương cũng có thể khởi phát do quá trình rối loạn chuyển hóa vitamin D.
Hấu hết các trường hợp còi xương đều có thể khắc phục bằng cách bổ sung vitamin D và canxi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng nếu tình trạng còi xương khởi phát ở trẻ do có liên quan đến các vấn đề tiềm ẩn khác thì bắt buộc phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị.
Hình ảnh
Triệu chứng
Trẻ bị còi xương sẽ có khung xương mềm yếu hơn bình thường, nhiều trường hợp còn bị dị dạng xương. Bạn có thể nhận biết ra bệnh lý này ở trẻ thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Triệu chứng tại xương:
- Xuất hiện cơn đau nhức ở trong xương khi vận động thể chất, đi bộ hoặc chạy bộ. Khi cơn đau khởi phát, trẻ sẽ có dáng đi và bước đi bất thường.
- Bị dị tật xương ở vùng mắt cá chân, đầu gối hoặc cổ tay. Một số trẻ sẽ có triệu chứng chân vòng kiềng, xương sọ mềm hoặc cong vẹo cột sống nhưng khá hiếm gặp.
- Gặp một số vấn đề ở răng như răng mọc chậm, men răng yếu, có lỗ trên men răng, cấu trúc răng bất thường, số lượng răng sâu nhiều,...
- Khung xương kém phát triển khiến trẻ có chiều cao thấp hơn mức trung bình. Xương trở nên giòn yếu và dễ gãy.
- Nếu trẻ bị còi xương do có lượng canxi thấp thì sẽ có thêm các triệu chứng như chuột rút, co giật, ngứa ran trong lòng bàn tay,...
- Triệu chứng tại thần kinh:
- Khi về đêm, trẻ bị còi xương sẽ ngủ không sâu giấc và hay giật mình khi ngủ. Đôi khi trẻ còn bị vã mồ hôi đêm và rụng tóc gáy nhiều.
- Với trường hợp nặng, trẻ sẽ quấy khóc liên tục vào ban đêm. Khi nồng độ canxi trong máu hạ thấp sẽ gây ra tình trạng co giật và nôn nhiều.
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ bị còi xương thường hay chán ăn, lười ăn và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp. Nếu không cải thiện ngay từ sớm, khi trưởng thành trẻ sẽ có tầm vóc nhỏ hơn bình thường hoặc mắc một số dị tật vĩnh viễn.
Nguyên Nhân
Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây ra bệnh còi xương. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể khởi phát ở trẻ do tác động của một vài yếu tố di truyền. Khi trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thì việc điều trị sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Còn với trường hợp còi xương do di truyền thì rất khó cải thiện và dễ phát sinh biến chứng.
+ Thiếu vitamin D
Vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đây là thành phần trung gian giúp bạn có thể hấp thụ canxi từ thức ăn. Thông thường, cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời mà không cần bổ sung thông qua việc ăn uống. Vì vậy, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ còi xương rất cao.
Khi cơ thể không hấp thụ đủ hàm lượng vitamin D cần thiết sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn. Điều này đã khiến cho nồng độ canxi trong máu ở mức thấp hơn bình thường và gây ra một số vấn đề về xương, điển hình là bệnh còi xương.
+ Di truyền
Bệnh còi xương ở trẻ cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền nhưng khá hiếm gặp. Ví dụ như giảm phosphat máu, thận không thể xử lý phosphat,.. Điều này đã khiến cho khung xương của trẻ không được cung cấp đầy đủ phosphat, trở nên mềm yếu hơn bình thường.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ canxi của xương cũng có thể bị ảnh hưởng to tác động của một vài yếu tố di truyền, điều này đã tạo cơ hội cho bệnh còi xương cũng như một và vấn đề về sức khỏe khác khởi phát.
Yếu tố nguy cơ
Đối tượng có nguy cơ bị còi xương cao là:
- Trẻ dưới 36 tháng tuổi, trẻ em có màu da sẫm, trẻ sinh non
- Trẻ sống ở nơi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Người bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa sữa, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
- Người ăn chay nói không với thịt, cá, trứng, sữa
- Người lớn làm việc trong nhà kính
- Sử dụng thuốc chống co giật, thuốc trị HIV, thuốc kháng virus,...
Biến chứng
Trẻ bị còi xương phải đối mặt với tình trạng đau xương và dễ gãy xương, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc các dị dạng xương. Bên cạn đó, khi trẻ bị còi xương đồng nghĩa với việc nồng độ canxi trong máu sẽ ở mức thấp hơn bình thường. Lúc này, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp, bị co giật hoặc co rút cơ bắp.
Nếu bệnh còi xương diễn ra ở mức độ nặng sẽ khiến xương bị thiếu dinh dưỡng và khoáng chất nghiêm trọng. Lúc này, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như:
- Gãy hoặc nứt vỡ xương, mất xương vĩnh viễn
- Gặp vấn đề về tim, bị viêm phổi hoặc co giật
- Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sống thông thường
- Hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ và làm gia tăng nguy cơ tàn tật
Phòng ngừa
Còi xương rất dễ khởi phát khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các thành phần khoáng chất cần thiết cho xương, điều này đã khiến xương trở nên mềm yếu bất thường. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ còi xương cao nhất, bố mẹ nên chú ý và có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ ngay từ sớm.
Với trẻ sơ sinh, nguồn dưỡng chất chính của trẻ là sữa mẹ. Tuy nhiên, sữa mẹ lại không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho cơ thể trẻ mỗi ngày. Vì thế, trẻ sơ sinh cần được bổ sung thêm khoảng 400 IU vitamin D mỗi ngày để phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Vitamin D tự nhiên được đánh giá là tốt nhất đối với cơ thể trẻ em, vì vậy mẹ nên cho trẻ tắm nắng để tự tổng hợp vitamin D tự nhiên . Tuy nhiên, trẻ em Việt Nam thường không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết thông qua việc phơi nắng. Vì thế, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm bổ sung dưới dạng viên uống hoặc siro.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất. Với những trường hợp đa thai thì nhu cầu dưỡng chất cũng sẽ cao hơn bình thường.
- Với trẻ ăn dặm, hình thành cho trẻ thói quen ăn uống cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt là các thành phần khoáng chất cần thiết cho xương như canxi, photpho,...
- Mẹ nên đưa trẻ đi tắm nắng thường xuyên giúp cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng tốt nhất trong ngày là từ 6 - 8 giờ sáng.
- Với những trẻ sống ở nơi nhiều sương mù và ít ánh nắng mặt trời, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua việc ăn uống hoặc sử dụng viên uống bổ sung
- Tập cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày,...
Biện pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh còi xương cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà trẻ đang mắc phải như chân vòng kiềng hoặc hộp sọ mềm. Ngoài ra, bác sĩ còn trao đổi với phụ huynh về thói quen ăn uống cũng như tắm nắng của trẻ mỗi ngày. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng còi xương ở trẻ, bác sĩ sẽ đề nghị bé thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như chụp x-quang, xét nghiệm máu, sinh thiết xương, xét nghiệm động mạch,...
Biện pháp điều trị
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về nguyên nhân cũng như mức độ còi xương ở trẻ, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp trẻ bị còi xương đều do thiếu hụt vitamin D và canxi. Vì vậy, bác sĩ sẽ chú trọng vào việc bổ sung hai thành phần khoáng chất này cho trẻ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng viên uống bổ sung vitamin D và đưa ra một số biện pháp làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D ở trẻ như:
- Sử dụng thực phẩm giàu canxi, phosphat và vitamin D
- Tăng thời gian tắm nắng cho trẻ mỗi ngày
- Bổ sung viên uống dầu cá
- Tiêm vitamin D mỗi năm
Nếu nghi ngờ trẻ bị còi xương có liên quan đến các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh lý để có thể cải thiện dứt điểm bệnh còi xương. Còn với trường hợp trẻ gặp phải biến chứng của bệnh còi xương, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để cải thiện. Dưới đây là các phương pháp điều trị y tế có liên quan bạn có thể tham khảo:
+ Điều trị còi xương do di truyền: Trẻ cần được bổ sung thêm phosphat và một dạng vitamin D đặc biệt để cải thiện lại chức năng của hệ xương khớp và đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Việc bổ sung phosphat và vitamin D cho trẻ cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu liều lượng vitamin D hoặc canxi trong máu quá cao sẽ gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, khát nước, thèm ăn, chóng mặt, đau đầu, đau xương,... Khi trẻ có các dấu hiệu này, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
+ Điều trị nhuyễn xương: Nhuyễn xương là bệnh còi xương khởi phát ở người trưởng thành. Mục đích của việc điều trị nhuyễn xương là bổ sung thêm các thành phần khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sau vài tháng điều trị, tình trạng đau xương sẽ được cải thiện và khả năng vận động của xương cũng được phục hồi. Sau quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú trọng bổ sung vitamin D cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Câu hỏi thường gặp
- Trẻ bị còi xương nên uống các loại thuốc như Calci B1-B2-B6, Calcinol, Cholecalciferol, Aquadetrim Vitamin D3, Infadin và Ergocalciferol.
- Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm chức năng như ProCanxi Nano Extra, Canxi Nano, Canxi khủng long Ostelin, Calcium Corbiere, Pre-Vipteen.
Trẻ sơ sinh nên uống vitamin D vào khoảng 9-11 giờ sáng. Bố mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ từ khi mới chào đời đến 18 tháng tuổi.
Liều lượng vitamin D phụ thuộc vào chế độ bú, nhưng nếu trẻ không đủ 1 lít sữa/ngày, có thể bổ sung thêm khoảng 400 IU vitamin D dạng lỏng mỗi ngày.
Trong các trường hợp đặc biệt như trẻ mắc bệnh lý, phẫu thuật xương, hoặc đang sử dụng thuốc động kinh, cần thảo luận với bác sĩ về liều lượng vitamin D cao hơn bình thường.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở