Viêm Xoang
Khí hậu biến đổi thất thường, môi trường ô nhiễm nặng nề cùng nhiều thói quen sống không khoa học là nguyên do làm tăng tỷ lệ người mắc viêm xoang. Bệnh không chỉ gây ra các cơn khó chịu mà còn có thể chuyển thành nhiều biến chứng nặng nề. Việc tìm hiểu kỹ những nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh sẽ giúp chúng ta có được những giải pháp chữa trị phù hợp nhất.
Định nghĩa
Xoang chính là phần sụn xốp ở bên trong của xương trên gương mặt. Bộ phận này được hình thành với cấu trúc khá nhiều hang hốc, tương tự như san hô. Ở mỗi hang sẽ được bao phủ bằng một lớp niêm mạc. Chức năng của xoang chính là chứa đựng cũng như lưu thông các dưỡng chất giúp nuôi xương và làm giảm tỉ trọng của xương. Bên cạnh đó, phần xoang ở vùng đầu và mặt còn có vai trò giảm âm thanh giọng nói phát ra có độ vang, âm êm và truyền cảm hơn.
Ở trạng thái bình thường, khi xoang khỏe mạnh sẽ có chứa đầy không khí. Nhưng khi xảy ra bệnh lý, bộ phận này nhanh chóng bị tắc nghẽn bởi lượng dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển.
Vậy như nào là viêm xoang? Theo tiếng Anh, viêm xoang được gọi là Sinusitis, đây là tình trạng bệnh lý viêm nhiễm ở phần niêm mạc lót tại các xoang, làm xảy ra tắc nghẽn lỗ thông xoang. Theo đó, dịch nhầy bị ứ đọng ở bên trong và bám chặt vào thành xoang dẫn tới đầy, tắc và hình thành mủ ở xoang. Bệnh xoang sẽ phân chia thành 2 cấp độ diễn tiến là cấp tính và mãn tính.
- Viêm xoang cấp tính xuất hiện trong thời gian tương đối ngắn, khoảng dưới 1 tháng.
- Viêm xoang mãn tính sẽ kéo dài hơn 3 tháng và có thể xảy ra biến chứng.
Hình ảnh
Triệu chứng
Vừa rồi, khi chia sẻ các thông tin về những loại viêm xoang thường gặp, chúng tôi đã đề cập đến một số biểu hiện của bệnh. Dưới đây sẽ là những triệu chứng phân tích cụ thể để chúng ta dễ dàng nhận biết bệnh nhất.
Cảm giác đau nhức thường xuyên
Người bệnh sẽ thường nhận thấy những cơn đau nhức đầu cũng như đau nặng ở vùng mặt. Cảm giác đau có thể trầm trọng hơn nếu bạn nằm xuống hoặc cúi người. Tùy theo từng vị trí viêm, cơn đau sẽ có các biểu hiện cụ thể gồm:
- Viêm xoang hàm sẽ đau nhức và kèm sưng ở bên má.
- Xoang trán có cơn đau ở giữa hai cung lông mày, mí mắt dễ bị sưng sụp.
- Xoang sàng sau cùng xoang bướm bị viêm sẽ có cảm giác đau ở sâu bên trong, vùng gáy cũng bị đau nhức.
- Viêm xoang sàng trước sẽ có biểu hiện đau nhức ở bên hốc mắt và giữa hai mắt.
Chảy nhiều dịch nhầy
Với những người bị viêm xoang, đây là triệu chứng vô cùng điển hình. Khi các xoang trán, xoang hàm cùng với xoang sàng trước bị tổn thương, lượng dịch nhầy sẽ nhanh chóng đổ xuống mũi. Ở phần xoang bướm và xoang sàng sau, dịch sẽ chảy về họng. Lúc đầu dịch mũi có thể là dạng trong nhưng sau đó sẽ chuyển sang đặc và có thể xuất hiện kèm mủ xanh, vàng với mùi hôi khó chịu.
Mũi bị nghẹt
Triệu chứng tiếp theo để chúng ta nhận biết bệnh viêm xoang đó là mũi bị nghẹt. Hiện tượng này có thể xuất hiện từng thời điểm cũng có thể kéo dài liên tục ở 1 hoặc là cả 2 bên mũi. Người bệnh lúc này bị mất khả năng ngửi.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân viêm xoang còn có thể gặp một số triệu chứng gồm: Ho, mệt mỏi, sốt,... Tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như mức độ gây bệnh, những biểu hiện sẽ có sự khác biệt. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của viêm xoang, cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám.
Nguyên Nhân
Viêm xoang có rất nhiều nguyên nhân gây ra, theo đó các chuyên gia tại Vietmec cho biết, bệnh do các yếu tố tác động gồm:
- Các loại nấm, vi khuẩn tấn công: Vi khuẩn cùng nấm nếu có cơ hội xâm nhập và phát triển ở trong xoang sẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm xoang.
- Cơ địa dễ dị ứng: Với những ai có cơ địa quá mẫn cảm bởi các loại phấn hoa, lông động vật, thực phẩm, chất hóa học hoặc nấm mốc sẽ rất dễ bị phù nề niêm mạc xoang, lỗ xoang bị bít kín. Khi tình trạng kéo dài liên tục sẽ gây ra bệnh viêm xoang mũi dị ứng.
- Mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, viêm mũi, viêm mũi dị ứng làm cho hệ thống luân chuyển chất nhầy ở trong xoang ra bên ngoài khá kém. Khi tiếp diễn trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị sung huyết mạch máu và xảy ra viêm xoang mũi.
- Sức đề kháng kém: Khi sức đề kháng không đủ tốt, niêm mạc hô hấp sẽ bị suy giảm chức năng hoạt động và hệ thần kinh cũng xảy ra rối loạn. Lúc này, cơ thể của bạn không còn đủ sức để chống lại các vi khuẩn gây ra viêm xoang và việc mắc bệnh là không thể tránh khỏi.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh viêm xoang còn có thể xảy ra khi xoang có cấu trúc bất thường, bị chấn thương hoặc do các biến chứng của sâu răng, nhiễm trùng hàm trên,...
Biến chứng
Viêm xoang gây ra khá nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Đặc biệt khi bệnh kéo dài không được chữa trị, sẽ dẫn tới nhiều biến chứng và nặng nề nhất là đe dọa tới tính mạng. Cụ thể gồm:
- Biến chứng ở mắt: Người bệnh khi bị viêm nhiễm xoang sẽ có những ảnh hưởng tới dây thần kinh, nặng nhất là biến chứng ở mắt gồm: Áp xe túi lệ, áp xe mí mắt, lồi nhãn cầu và viêm mô mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
- Biến chứng tại phần sọ não: Đây là dạng biến chứng xảy ra bởi viêm xoang tác động tới các dây thần kinh trung ương, làm xuất hiện những biến chứng ở sọ não gồm viêm não, áp xe não và cả viêm màng não.
- Biến chứng ở tai: Chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, nguyên do là bởi tai thông với xoang. Trong khi đó, đường thông này của trẻ vẫn còn nằm ngang nên phần dịch mủ vẫn rất dễ chảy vào tai và gây ra viêm.
- Biến chứng tại đường hô hấp: Phần dịch mủ ở amidan có thể gây ảnh hưởng đến đường thở, làm xuất hiện các bệnh lý như viêm phế quản hoặc viêm họng mãn tính.
- Biến chứng ở xương: Có thể bạn chưa biết, những vi khuẩn từ xoang có thể dễ dàng lây lan sang những bộ phận khác, bao gồm cả xương. Lúc đó u nang nhầy sẽ hình thành trong xương và làm biến dạng cấu trúc của xương. Khi ở giai đoạn đầu, bệnh xuất hiện tại xương trán rồi nhanh chóng lan sang xương đỉnh đầu, xương thái dương,...
- Viêm họng mãn tính: Do xoang mũi rất gần với họng và amidan, vì vậy dịch dễ chảy từ xoang xuống cuống họng gây rát họng, sưng tấy và ho dai dẳng. Chính vì vậy một trong những biến chứng của bệnh có thể kể đến là viêm amidan hoặc viêm họng.
- Viêm thanh quản: Đây là biến chứng phổ biến với bệnh nhân bị viêm đa xoang hoặc viêm xoang sàng sau. Do dịch mủ chứa vi khuẩn từ xoang sàng chảy xuống thành sau của họng và cả thanh quản, từ đó khiến dây thanh quản bị sưng tấy làm người bệnh sẽ bị ho và khàn tiếng.
- Viêm phế quản mãn tính: Triệu chứng của tình trạng viêm phế quản thường không rõ ràng và rất giống với bệnh viêm họng.
Theo đó, vấn đề đặt ra là bệnh viêm xoang có chữa được không. Với câu hỏi này, các bác sĩ cho biết, bệnh nếu ở thể cấp tính vẫn có thể áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm, người bệnh khỏi hoàn toàn khi chữa sớm và đúng cách. Nhưng nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, quá trình điều trị chắc chắn gặp nhiều khó khăn và bệnh cũng dai dẳng không dứt.
Do đó, ngay khi nhận biết được bệnh, bạn cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được tiến hành chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa viêm xoang, chúng ta cần chú ý tới các thói quen sinh hoạt, chăm sóc cơ thể như sau:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đồng thời luôn giữ ấm vùng cổ và mũi khi trời chuyển lạnh.
- Bạn tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp khi ngủ hoặc làm việc.
- Luôn uống đủ nước và ưu tiên dùng nước ấm.
- Khi ra ngoài cần sử dụng khẩu trang để ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào đường thở, từ đó có thể ngăn ngừa viêm xoang và nhiều bệnh tai mũi họng khác.
- Luôn giữ cho không gian sống sạch sẽ, lau chùi vệ sinh thường xuyên để nấm mốc và vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Tránh dùng chung đồ sinh hoạt, đồ vệ sinh cá nhân với người bị viêm xoang.
- Hãy tích cực tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng để có thể hạn chế nguy cơ nhiễm các bệnh lý.
Biện pháp chẩn đoán
Viêm xoang cần được chẩn đoán cụ thể trước khi đưa ra cách điều trị. Bác sĩ đánh giá bệnh thực tế qua những yếu tố sau đây:
- Cơ năng: Gồm các triệu chứng ngạt mũi thường xuyên, nước mũi chảy dai dẳng, bị đau nhức quanh mắt, nước mũi chứa thêm mủ vàng hoặc xanh. Người bệnh xuất hiện các biến chứng liên quan đến mắt như viêm mống mắt thể mi, viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu,...
- Thực thể: Phần ngách mũi có dấu hiệu phù nề, chảy mủ, ướt, cuốn mũi bị phù nề khá to. Khi quan sát sẽ thấy gờ Kauffman, ở vùng sau mũi có mủ đọng lại. Họng của người bệnh cũng bị viêm mãn tính, tổ chức lympho đỏ ửng và có nhiều chất nhầy bám vào.
- Soi bóng mờ: Bạn nhận thấy các hốc xoang bị mờ đục và còn xuất hiện cả ngấn mủ ứ đọng.
- Chụp X-quang: Ở phim chụp X-quang nhận thấy xoang bị mờ đặc hoặc mờ đều.
Biện pháp điều trị
Cách điều trị viêm xoang khá đa dạng, trong đó, có thể phân chia thành ba hướng gồm thuốc Tây y, Đông y cùng mẹo dân gian tại nhà. Bệnh nhân hãy tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị bệnh.
Sử dụng mẹo dân gian chữa viêm xoang nhẹ
Mẹo dân gian thường được dùng khi bệnh viêm xoang vẫn còn ở thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Những biện pháp này có thể giúp người bệnh cải thiện tốt các biến chứng hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, không gây ra các tác dụng phụ.
Với những bệnh nhân nặng hơn, cách chữa này sẽ không đạt được hiệu quả, cần phải có phương pháp điều trị mạnh hơn.
Sử dụng lá chanh chữa viêm xoang nghẹt mũi
Lá chanh có chứa nhiều tinh dầu đã được khoa học chứng minh là có công dụng sát khuẩn và làm tiêu viêm. Do vậy, lá chanh được xem như là một vị thuốc có công dụng trị viêm xoang hiệu quả ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 lá chanh, đem rửa sạch và cho vào nồi nước nấu trong vòng 10 phút.
- Sau đó, dùng nước thu được để xông, trùm khăn lên đầu và đưa mặt lại gần nồi nước nóng, chú ý giữ khoảng cách an toàn để không làm bỏng da. Bạn hít lấy tinh dầu bốc lên từ hơi nước nóng. Đến khi nước nguội sẽ dừng lại.
- Mỗi tuần nên áp dụng cách xông này 2 - 3 lần.
Hạt gấc giảm viêm xoang
Hạt gấc từ lâu đã được ghi nhận có khả năng làm tiêu viêm, giảm sưng tấy khá nhanh chóng. Có một số nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng, trong hạt gấc có chứa thành phần là men photphotoba cùng invaders giúp chúng ta kháng viêm cũng như làm tan lượng dịch nhầy ở trong mũi.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng khoảng 20 - 25 hạt gấc cùng 300ml rượu trắng, 1 chiếc bình thủy tinh sạch.
- Sao vàng hạt gấc và loại bỏ những hạt cháy cạnh. Sau đó giã nhuyễn rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập hạt gấc và ngâm trong 3 ngày.
- Khi sử dụng, chúng ta lấy ra một lượng dung dịch vừa đủ để xoa bóp đều 2 bên sống mũi, mỗi ngày nên dùng từ 2 - 3 lần hoặc có thể nhỏ vào mũi 1 - 2 giọt 1 lần/ngày.
Mẹo dùng tỏi
Tỏi cũng là bnguyên liệu có thể sử dụng để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Bởi trong tỏi có chứa thành phần là hoạt chất allicin tự nhiên, giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Vì vậy, ngày càng có nhiều người lựa chọn dùng tỏi để trị bệnh viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Bạn bóc sạch vỏ tỏi, thái nhỏ rồi ngâm với rượu trắng 10 ngày.
- Khi rượu đã chuyển sang màu vàng sẽ lấy ra để dùng.
- Hàng ngày dùng 1 - 2 giọt rượu tỏi để nhỏ trực tiếp vào mũi.
- Cách làm này nên thực hiện 2 - 3 lần trong ngày để thấy sự thay đổi tích cực.
Viêm xoang uống thuốc gì trong Tây y?
Hiện nay, đa số bệnh nhân đều lựa chọn sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm xoang vì có hiệu quả nhanh chóng và có thể trị dứt điểm. Khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt và hạn chế các tác dụng phụ.
Những loại thuốc thường kê cho người bệnh:
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang do nhiễm khuẩn, thuốc có thể dùng là Macrolid, Beta Lactam,...
- Thuốc chống dị ứng: Là nhóm thuốc kháng Histamin.
- Corticoid: Đây là thuốc có thể dùng theo dạng uống hoặc tiêm, cho những trường hợp viêm nhiễm nặng. Thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn vì có thể làm xuất hiện các tác dụng phụ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, đục thủy tinh thể,...
- Thuốc xịt mũi: Được dùng khá phổ biến ở những người bị xoang, nổi bật là Phenylephrine, Oxymetazoline cho những trường hợp viêm xoang nghẹt mũi. Tuy thuốc làm thông mũi nhanh chóng nhưng người bệnh không được lạm dụng quá thời gian chỉ định. Dùng sai cách có thể làm mũi bị nghẹt nghiêm trọng hơn.
- Thuốc giảm đau: Ngoài các loại thuốc trên, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau là Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen,... Nhưng với phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ cần cẩn trọng khi dùng.
Nhìn chung, các loại thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị khá nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng thường gặp của bệnh. Nhưng đồng thời thuốc cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thận, gan, hệ thần kinh, tiêu hóa khi bạn sử dụng trong thời gian dài.
Phẫu thuật xoang
Ngoài việc dùng thuốc Tây để chữa bệnh viêm xoang ở trẻ em cũng như người lớn, còn có phương pháp nữa đó là phẫu thuật. Cách điều trị này nhằm mục đích ngăn chặn viêm xoang tiến triển thành mãn tính, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Mục tiêu của phẫu thuật chính là tạo lối thông xoang mở rộng tự nhiên, giúp cho các dịch tiết dẫn lưu tốt hơn. Biện pháp mổ được sử dụng phổ biến hiện nay chính là nội soi. Dựa vào kết quả kiểm tra tình trạng xoang, các bác sĩ có thể chỉ định các phẫu thuật thích hợp cho bệnh nhân.
Câu hỏi thường gặp
Người mắc viêm xoang hàm có thể được kê một số loại thuốc như
- Kháng sinh (Penicillin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Cephalosporin)
- Kháng histamin H1 (Fexofenadin, Cetirizine)
- Thuốc co mạch (Phenylephrine, Chlorzoxazone)
- Ức chế leukotriene (Zileuton, Montelukast)
- Corticoid xịt (Vancenase, Fluticason)
- Thuốc giảm đau và chống viêm (Efferalgan, Panadol)
- Thuốc kháng nấm (Itraconazole, Amphotericin B).
- Người bị viêm xoang nên kiêng ăn những đồ cay nóng, thực phẩm có tính hàn, các chế phẩm từ sữa và các chất kích thích cổ họng
- Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, omega 3, giàu chất xơ và có tính ấm
Viêm xoang hình thành do khuẩn bệnh, virus, nấm, … nên hoàn toàn có thể lây nhiễm sang người khác khi tiếp xúc gần. Tùy vào từng tác nhân mà mức độ lây nhiễm của người bị viêm xoang là khác nhau.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở