Vẹo Cột Sống
Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị cong vẹo bất thường khiến hình dáng bên ngoài của cơ thể bị thay đổi. Lúc này, hoạt động của cột sống sẽ bị hạn chế và gây ra triệu chứng đau nhức khá khó chịu. Để cải thiện chứng vẹo cột sống, bạn cần duy trì lối sống tích cực và vận động phù hợp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Định nghĩa
Cột sống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người. Chức năng chính của cột sống là làm bộ khung giúp nâng đỡ cơ thể, duy trì dáng đứng thẳng và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong. Cột sống của người bình thường sẽ có hai đường cong, một ở hai đầu vai và một ở vùng lưng dưới. Khi quan sát ở một bên bạn sẽ thấy cột sống cong hình chữ S nhưng khi quan sát từ đằng sau thì cột sống sẽ nằm trên một đường thẳng.
Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị nghiêng hoặc cong bất thường sang một bên. Lúc này, cột sống sẽ thay đổi từ dáng hình chữ S sang dáng chữ C. Hiện tại, tình trạng cong vẹo cột sống đang xảy ra ngày càng phổ biến ở trẻ em và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Với những trường hợp cong vẹo cột sống ở mức độ nặng sẽ biến chứng sang biến dạng khung ngực và khung chậu, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi.
Thống kê y khoa cho biết, người bị cong vẹo cột sống chiếm từ 1 - 4% dân số và thường gặp nhất là người trong độ tuổi từ 10 - 18. Trong đó, bị cong vẹo cột sống trẻ em do nguyên nhân tự phát chiếm khoảng 80%. Trẻ bị cong vẹo cột sống cần được theo dõi định kỳ bằng phương pháp chụp x-quang, giúp kiểm tra tình trạng cong vẹo để có thể đưa ra phương án can thiệp cho phù hợp. Đa số các trường hợp bị vẹo cột sống đều có thể cải thiện sau một thời gian bằng phương pháp mang nẹp. Nhưng với những trường hợp có nguy cơ phát sinh phát sinh biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Chuyên gia cho biết, tình trạng cong vẹo cột sống được chia thành rất nhiều dạng khác nhau dựa vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Cụ thể là:
- Vẹo cột sống bẩm sinh: Vẹo cột sống khởi phát khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Tình trạng này xảy ra khi đốt sống phát triển bất thường và phân chia không đúng cách. Đây là dạng vẹo cột sống xảy ra không phổ biến và có thể chẩn đoán sau khi trẻ sinh ra. Vẹo cột sống bẩm sinh thường gây ra triệu chứng nghiêng vai, nghiêng đầu và vòng eo không đều. Điều này đã khiến cho tổng thể cơ thể bị nghiêng sang một bên.
- Vẹo cột sống thần kinh cơ: Bệnh khởi phát do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như chấn thương tủy sống, bại não, nứt đốt sống,... khiến dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì hoạt động bình thường của cột sống. Lúc này, cột sống sẽ trở nên cong vẹo và khiến lưng bị cong một cách bất thường. Thay đổi tư thế vận động là triệu chứng đặc trưng của dạng vẹo cột sống thần kinh cơ.
- Vẹo cột sống dính khớp: Bệnh thường khởi phát ở người lớn do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa diễn ra bên trong cơ thể. Đặc trưng của dạng vẹo cột sống này là độ cong ở phần cột sống thắt lưng dưới tăng dần và hình thành nên chữ dáng chữ C. Vẹo cột sống dính khớp thường gây ra triệu chứng đau nhức, cứng khớp, ngứa ran và đau nhói chân,...
- Vẹo cột sống triệu chứng: Dạng vẹo cột sống này không gây đau nhưng người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu hoặc đau nhức mỗi khi ngồi. Vẹo cột sống triệu chứng thường gây rối loạn mô liên kết.
Hình ảnh
Triệu chứng
Thông thường, tình trạng cong vẹo cột sống rất ít khi gây ra triệu chứng đau nhức hay khó chịu cho người bệnh. Khi mới khởi phát ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra triệu chứng khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi bạn làm kiểm tra định kỳ mới phát hiện ra bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của chứng cong vẹo cột sống, bạn có thể dựa vào đây để nhận biết:
- Cột sống bị cong hoặc nghiêng về một bên rất rõ ràng, bạn có thể dễ dàng quan sát từ bên ngoài
- Hai vai và eo không đều nhau, gai đốt sống không thẳng hàng khi nhìn từ phía sau.
- Xương bả vai nhô ra bất thường khiến khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không đều.
Khi bệnh tiến triển sang mức độ trung bình hoặc nặng, người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng sau đây:
- Dáng đi thay đổi do cột sống bị uốn cong bất thường sang một bên. Khi đi bộ, một tay có thể chạm vào hông và tay còn lại thì không.
- Bị cứng cột sống khiến cột sống mất đi tính linh hoạt vốn có. Lúc này, phạm vi chuyển động của người bệnh sẽ bị hạn chế,
- Vẹo cột sống ảnh hưởng đến khung sườn và không gian phổi, gây ra triệu chứng khó thở rất khó chịu.
- Khi khung xương sườn bị xoắn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến không gian tim. Lúc này, khả năng bơm máu về tim sẽ bị suy giảm, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác.
- Người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau lưng và đau cơ do viêm cục bộ. Đồng thời, bệnh còn gây ảnh hưởng đến đĩa đệm giữa các đốt sống, làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Nguyên Nhân
Hiện tại, bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng vẹo cột sống. Tuy nhiên, đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều do dị tật bẩm sinh hoặc di truyền. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ vẹo cột sống ở thai nhi trong thời gian thai kỳ là:
- Bào thai phát triển với tốc độ nhanh chóng và không thích ứng kịp với cơ thể mẹ. Lúc này, bào thai sẽ bị chèn ép quá mức khiến cột sống bị cong vẹo bất thường.
- Thai phụ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng thuốc hoặc các loại thực phẩm gây dị tật thai nhi trong khoảng thời gian thai kỳ.
- Cổ tử cung của mẹ quá hẹp, khi sinh đã gây chèn ép lên cột sống của trẻ.
Ngoài các nguyên nhân bẩm sinh ở trên, tình trạng cong vẹo cột sống cũng có thể khởi phát do tác động của các nguyên nhân sau đây:
- Bị chấn thương mạnh khiến cấu trúc xương bị thay đổi.
- Thói quen ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc học tập.
- Sử dụng ghế ngồi không phù hợp, ngồi quá lâu và lười thay đổi tư thế.
- Mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, xuất hiện khối u cột sống, bại não, hội chứng Down,...
Những đối tượng có nguy cơ khởi phát bệnh cao là:
- Nữ giới dễ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Trẻ đang trong độ tuổi phát triển và trước độ tuổi dậy thì.
- Thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến cột sống.
Yếu tố nguy cơ
Cong vẹo cột sống khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt đời thường và ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Khi bị vẹo cột sống, hình dáng bên ngoài sẽ bị thay đổi theo chiều hướng xấu gây mất thẩm mỹ. Điều này đã tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, khiến họ luôn cảm thấy tự ti hoặc mặc cảm.
Đồng thời, chứng cong vẹo cột sống còn tiến triển nặng theo thời gian và gây ra các biến chứng như viêm đốt sống, viêm phổi, mất xương, loãng xương,... Ở một số trường hợp, vẹo cột sống sẽ khiến tim phổi bị tổn thương và gây ra tình trạng khó thở. Với nữ giới, vẹo cột sống còn làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Phòng ngừa
Chứng cong vẹo cột sống rất dễ khởi phát ở trẻ từ 10 - 18 tuổi do ảnh hưởng từ thói quen vận động sai tư thế. Để phòng ngừa tình trạng này thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Tránh làm việc nặng hoặc thực hiện các động tác phải cử động mạnh vùng cột sống như cúi gập người, ngồi cong lưng,...
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất.
- Sử dụng bàn ghế làm việc hoặc học tập phù hợp với chiều cao của bản thân. Sử dụng ghế có phần lưng tựa, ngồi thẳng lưng và tránh ngồi quá lâu.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện độ dẻo dai của xương khớp và giúp cơ thể phát triển một cách cân đối.
Biện pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán chứng cong vẹo cột sống, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám triệu chứng lâm sàng. Lúc này, người bệnh sẽ được yêu cầu cúi người về phía trước giúp bác sĩ có thể phát hiện được các dị tật tại cột sống. Ở tư thế này, bác sĩ còn có thể xác định mức độ cong vẹo và độ mềm dẻo của cột sống. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán xác định như chụp x-quang, chụp MRI hoặc chụp CT.
Biện pháp điều trị
Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:
- Nẹp cột sống: Được chỉ định điều trị với những trường hợp bị lệch cột sống ở mức độ nhẹ (20 - 40 độ) với thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì. Lúc này, người bệnh phải mang nẹp trên lưng trong một khoảng thời gian để điều chỉnh lại đường cong sinh lý của cột sống. Thông thường, người bệnh phải mang nẹp cho đến hết tuổi vị thành niên, khi mà cột sống không còn phát triển.
- Phẫu thuật: Được thực hiện khi tình trạng vẹo cột sống xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt que thép không rỉ Herrington vào trong khớp cột sống để đẩy cột sống về vị trí thẳng. Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị bệnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không mong muốn. Sau phẫu thuật, khả năng vận động của vùng cột sống cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Vật lý trị liệu: Thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác giúp định hình cột sống và phục hồi chức năng của cơ quan này. Dựa vào mức độ bệnh lý mà thời gian điều trị sẽ có sự khác nhau. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu bạn phải kiên trì thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chuyên gia
- Cơ sở