Viêm Âm Đạo Sau Sinh

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm âm đạo sau sinh là chứng bệnh ngày càng phổ biến ở phụ nữ. Điều này không chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt, sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm vợ chồng. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Định nghĩa

Viêm âm đạo sau sinh chính là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do sự tấn công của các nấm men (thường gặp nhất), do vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Chị em nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách chữa trị hiệu quả nhất.

Hình ảnh

Triệu chứng

Với mỗi tác nhân khi gây hại sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

Triệu chứng của viêm âm đạo do nấm men Candida:

  • Ngứa và nóng rát tại âm đạo. Chị em thường cảm thấy khó chịu, sau đó gãi ngứa nhiều sẽ khiến cho nấm men lan rộng ra bẹn và hậu môn gây bệnh.
  • Niêm mạc tại âm đạo bị sưng đỏ.
    Dịch âm đạo xuất hiện màu trắng đục như bã đậu.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều và bám thành các mảng dày vào thành âm đạo.
  • Đau rát khi sinh hoạt vợ chồng.
  • Khó đi tiểu tiện.

Triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu gây ra:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều và có mùi tanh khó chịu.
  • Dịch âm đạo có màu trắng đục hay xám.
  • Phụ nữ hay bị đau rát mỗi lần đi tiểu.
  • Với triệu chứng ngứa là không phổ biến với tác nhân này.

Triệu chứng viêm âm đạo do trùng roi (ký sinh trùng Trichomonas):

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, đồng thời có mùi hôi khó chịu.
  • Dịch âm đạo thường có màu xanh hoặc vàng, ở thể lỏng hoặc sủi bọt.
  • Phụ nữ dễ bị đau rát khi đi tiểu hay giao hợp.
  • Một số ít trường hợp thì có triệu chứng đau bụng dưới.

Nguyên Nhân

Chị em đều phải trải qua một khoảng thời gian dài, đầy khó khăn của quá trình mang thai cũng như việc sinh nở, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp này, nếu lại phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm âm đạo như vùng kín có mùi hôi, ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư bất thường,... sẽ là một nỗi ám ảnh rất lớn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo sau sinh, dưới đây là một số yếu tố chủ yếu:

  • Sự thay đổi về nội tiết tố: Sau khi sinh nở, nội tiết tố của phụ nữ bắt đầu “lao dốc” dẫn đến môi trường pH trong âm đạo cũng xáo trộn. Đồng thời, sự phát triển của lợi khuẩn và hại khuẩn trong âm đạo dần không giữ được mức cân bằng. Do đó, những loại hại khuẩn vốn có trong âm đạo hay vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cũng là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm âm đạo.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Quá trình phụ nữ khi mang thai và sinh con sẽ tiêu hao sinh lực rất lớn. Bởi vậy, để trải qua mỗi lần vượt cạn, cơ thể cũng như sức khỏe đều suy yếu. Mỗi khi thời tiết thay đổi là chị em sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, hay mệt mỏi. Hệ miễn dịch toàn thân suy yếu cũng là lý do làm các bà mẹ khó có thể chống đỡ nổi sự tấn công của mầm bệnh lạ, trong đó có những tác nhân gây ra viêm âm đạo.
  • Âm đạo bị tổn thương: Quá trình vượt cạn làm phụ nữ mệt mỏi và mất sức nhiều. Đồng thời, các cơ quanh vùng kín bị giãn rộng hay thậm chí là có các vết rách và vết khâu. Tổn thương tại âm đạo, môi trường luôn ẩm ướt là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn tấn công, từ đó gây ra viêm nhiễm.
  • Vệ sinh âm đạo không tốt: Mặc dù sau khi sinh nở, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong vòng 6 – 8 tháng đầu, nhưng có sự xuất hiện của sản dịch làm cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt và bí bách. Về bản chất, sản dịch tiết ra gần giống như máu kinh, số lượng thường sẽ giảm dần sau một vài tuần rồi mới mất hẳn. Trong thời gian này, nếu như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thì các mầm bệnh phụ khoa sẽ có cơ hội để hình thành, gây ngứa ngáy và tạo ra các mùi hôi khó chịu.
  • Do quan hệ tình dục sớm: Ngoài các nguyên nhân trên thì một nguyên nhân khá nhạy cảm nữa có thể kể đến là vấn đề quan hệ vợ chồng sớm ở phụ nữ sau sinh gây viêm âm đạo. Nếu như hệ quá sớm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm, do vùng kín lúc này dễ bị tổn thương nghiệm trọng hơn khi có những động tác giao hợp thô bạo. Đồng thời những mầm bệnh từ người chồng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ quan sinh dục của phụ nữ.

Biến chứng

Viêm âm đạo sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau, như:

  • Gia tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm âm đạo đều gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở của phụ nữ. Viêm âm đạo gây mất cân bằng độ pH của môi trường âm đạo, từ đó tinh trùng sẽ rất khó để kết hợp với trứng vì nó dễ bị chết trong quá trình di chuyển.
  • Chuyện tình dục không được suôn sẻ: Hầu hết các bệnh phụ khoa đều gây ra cảm giác đau rát, khó chịu trong quan hệ tình dục. Do đó, sẽ gây ra tâm lý lo lắng và e ngại chuyện gần gũi ở nhiều phụ nữ. Nếu để kéo dài, phụ nữ có thể trở nên lãnh đạm và trốn tránh “chuyện ấy”, khiến người chồng chán nản. Cũng vì thế mà gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
  • Biến chứng về lâu dài: Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị sớm nguy cơ lớn có thể chuyển sang mãn tính. Từ đó gây ra ung thư, cũng như nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa thì chị em nên thực hiện tốt một số biện pháp như sau:

  • Đầu tiên, chị em cần chú tâm đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày 1 - 2 lần bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp. Sau đó, cần thấm khô vùng kín sau khi rửa xong và mặc quần áo thoải mái, có độ co giãn tốt.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 3 - 4 tiếng/ lần, ở những ngày có sản dịch.
    Chị em không nên áp dụng các phương pháp là xông hơi vì dễ làm tổn hại tới vùng nhạy cảm.
  • Nên kiêng quan hệ tình dục từ 2 - 4 tháng, khi vết thương tại âm đạo lành hẳn và không còn đau thì mới được quan hệ.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, cũng như chất kích thích khác.
  • Tuyệt đối không thụt rửa vùng kín hay sử dụng các chất tẩy rửa khác như sữa tắm, xà phòng thay thế cho dung dịch vệ sinh.
  • Đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tiến hành điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh nên hết sức thận trọng. Vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, cũng như chất lượng sữa cho bé bú.

Thông thường, các loại thuốc sử dụng để điều trị các bệnh viêm âm đạo sau sinh ở phụ nữ là các dạng thuốc đặt âm đạo dùng để tiêu viêm. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua để điều trị mà cần tuân theo đúng liều dùng và chỉ định của bác sĩ phụ trách để giảm tránh rủi ro không chỉ cho bản thân mình mà còn là cho bé.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Với các bài thuốc dân gian điều trị tại nhà, ưu điểm là an toàn lành tính cho mọi đối tượng sử dụng. Chính vì vậy, chị em sau sinh bị viêm âm đạo có thể yên tâm sử dụng:

Bài thuốc từ lá lốt

  • Nguyên liệu: Chị em chuẩn bị 1 nắm lá lốt bao gồm cả thân và lá, khoảng 30g phèn chua, 1 ít nghệ vàng.
  • Sau đó đem rửa thật sạch lá lốt và dùng tay vò nát lá. Còn nghệ vàng rửa sạch rồi sử dụng tay đập dập hoặc thái nghệ thành từng lát mỏng.
  • Chị em cho toàn bộ vật liệu bao gồm: lá lốt, nghệ và phèn chua vào trong một nồi nước 1 lít đun sôi khoảng 10 - 15 phút, rồi lọc bỏ bã.
  • Chị em sử dụng phần nước cốt này rửa và lau nhẹ bên ngoài bộ phận sinh dục.

Bài thuốc từ lá ổi

  • Nguyên liệu: Cần chuẩn bị 100g lá ổi tươi (nên chọn lọc những lá bánh tẻ vì sẽ chứa nhiều thành phần chống viêm tốt hơn).
  • Chị em đem rửa sạch lá ổi rồi cho vào nồi đun với một lít nước. Tiến hành đun sôi nước cho tới khi lá ổi dần chuyển sang màu vàng.
  • Đợi đến khi nước nguội dần, chị em dùng phần nước lá ổi vệ sinh vùng kín, từ đó giúp làm sạch tốt hơn các loại vi khuẩn gây bệnh.

Bài thuốc từ lá trầu

Bài thuốc dân gian chữa viêm âm đạo sau sinh bằng lá trầu không rất dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần thực hành theo đúng các bước như sau:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 7 – 10 lá trầu không. Chọn những lá trầu không không quá già cũng không quá non.
  • Chị em sử dụng tay vò nát rồi cho vào nồi cùng với một ít muối hạt và khoảng 1 lít nước chín. Tiến hành đun sôi trong 15 phút để các tinh chất lá trầu tiết ra nước.
  • Sau đó, chị em vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách ngâm và rửa nhẹ nhàng.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý ở nữ giới
  • Để kiểm tra chính xác có mang thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android