Nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng bệnh lý khiến không ít mẹ bầu hoang mang và lo sợ. Bởi lẽ các bệnh trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến thai nhi. Hiểu được nỗi lo lắng này, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để có hướng điều trị an toàn nhất.
Định nghĩa
Có khoảng 20 - 30% phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm âm đạo, phổ biến nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Nấm âm đạo vốn dĩ là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, có tới 75% phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây nấm âm đạo thường là do mất cân bằng trong môi trường axit âm đạo và nấm men gây ra.
Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện nhất ở phụ nữ mang thai vì cơ thể phụ nữ lúc này có nhiều thay đổi bất thường về nội tiết, hormone. Do đó tạo điều kiện cho nấm có cơ hội sinh sôi và phát triển mạnh trong môi trường âm đạo. Theo bác sĩ Hằng và các chuyên gia phụ khoa hàng đầu ghi nhận, nấm âm đạo khi mang thai được hình thành phổ biến là do sự tăng cao quá mức estrogen trong thai kỳ gây ra.
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn của bất cứ chị em nào. Hiểu được những lo lắng này, nữ bác sĩ cũng đã phân tích rõ 2 hướng tác động của nấm âm đạo tới cả mẹ và thai nhi:
Ảnh hưởng đến thai nhi:
- Trường hợp nhiễm nấm âm đạo không được kiểm soát, khi chuyển dạ sinh con theo ngả âm đạo, nấm có thể lan sang mắt, mũi và miệng trẻ. Điều này dễ khiến bé bị mắc các bệnh da liễu và hô hấp, phổ biến nhất là tưa miệng. Do đó thai phụ bị nấm âm đạo thường có nguy cơ phải sinh mổ rất cao.
- Trẻ dễ bị sinh non do nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối, thậm chí là vỡ ối.
Ảnh hưởng đến thai phụ:
- Tình trạng nấm kéo dài cùng với những thay đổi hóa học trong âm đạo khi mang thai khiến mẹ phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy, đau đớn rất khó chịu.
- Nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,.... Từ đó gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Hình ảnh
Triệu chứng
Như đã nói ở trên, nấm âm đạo gây ra triệu chứng vô cùng khó chịu và những bất tiện trong cuộc sống của mẹ bầu. Nếu nhận thấy có những dấu hiệu sau đây, mẹ tuyệt đối đừng nên chủ quan:
- Khí hư trắng đục: Khi mang thai, âm đạo phụ nữ tiết dịch nhiều khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt. Trong trường hợp bị nấm âm đạo, dịch tiết ra càng nhiều hơn, màu trắng đục bất thường, dạng bột và mùi hôi nồng khó chịu. Tình trạng này gây ngứa ngáy vùng kín kéo dài cho chị em.
- Ngứa ngáy vùng kín: Đây là triệu chứng điển hình nhất mà bất cứ mẹ bầu nào bị nấm âm đạo cũng phải trải qua. Cơn ngứa sẽ càng dữ dội hơn âm đạo tiết khí hư ào ạt. Nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của mẹ bầu.
- Châm chích, nóng ran âm đạo: Nấm âm đạo khi mang thai là nguyên nhân gây ngứa ngáy kèm theo cảm giác đau rát, châm chích nhẹ bên trong âm đạo. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng, chị em có thể bị sưng đỏ môi âm hộ, âm đạo, đi tiểu bị rát nhẹ.
Trên đây là những biểu hiện đặc trưng chứng tỏ bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm trong thời gian mang thai nên chị em cần chủ động liên hệ tới các bác sĩ sản - phụ khoa. Việc thăm khám kịp thời sẽ tránh gây biến chứng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nguyên Nhân
Để lý giải tại sao nhiễm nấm thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai, bác sĩ đã chỉ ra những nhóm nguyên nhân điển hình sau đây:
- Nội tiết tố thay đổi được nhận định là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Lượng estrogen tăng cao làm âm đạo tiết ra nhiều glycogen - tác nhân kích thích nấm men phát triển và dễ dàng bám vào thành âm đạo.
- Sự tăng trưởng quá mức của nấm candida – một loại nấm ký sinh trong âm đạo. Khi mang thai, môi trường âm đạo thay đổi tạo điều kiện nấm có thể sinh sinh sôi mạnh gây hiện tượng nhiễm nấm.
- Trong giai đoạn mang thai, độ pH âm đạo sẽ mất cân bằng hệ vi sinh, tính kiềm trội hơn tính axit. Đây là môi trường thuận lợi để các loại nấm men sinh sôi và tấn công. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu, khi cơ thể bắt đầu có nhiều chuyển biến sẽ là thời gian dễ nhiễm nấm phụ khoa nhất.
- Dịch tiết âm đạo nhiều và vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt là thay đổi đặc trưng nhất của phụ nữ mang thai. Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nấm sẽ sinh sôi với số lượng lớn gây nhiều triệu chứng khó chịu.
- Nếu trước khi mang thai, nữ giới có sử dụng nhiều thuốc kháng sinh chứa steroid hoặc các loại thuốc tránh thai trong thời gian dài thì nguy cơ bị nấm âm đạo cũng khá cao.
- Bệnh lý tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm phụ khoa. Do đó chị em cần cảnh giác, thay đổi thói quen ăn ngọt để tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Đây là yếu tố cơ hội cho nấm âm đạo lây lan rộng, gây viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng.
Biện pháp điều trị
Như vậy có thể thấy nấm âm đạo khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Để điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn cho em bé, trước tiên chị em nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào tốc độ sinh sôi nấm âm đạo, mẹ sẽ được tư vấn một số phương án để khắc phục nấm âm đạo như sau:
Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây
Thực tế, sử dụng thuốc Tây điều trị nấm âm đạo khi mang thai khá nhạy cảm và không được các chuyên gia khuyến khích. Thành phần có trong thuốc tân dược ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc khắc phục nấm âm đạo ngay tại nhà.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc đặt hoặc thuốc bôi kháng nấm thay vì thuốc uống. Bởi, thuốc uống dạng kháng sinh đi vào cơ thể người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gan và hệ miễn dịch của thai nhi về sau.
Để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi, mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt hoặc kem bôi có tác dụng tại chỗ để hạn chế tác động. Loại kem bôi kháng nấm âm đạo chứa chất clotrimazole, nystatin,…được các chuyên gia đầu ngành đánh giá là an toàn cho thai phụ.
Lưu ý:
- Dù là dạng thuốc đặt hay bôi, chị em cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà. Điều này rất dễ gây biến chứng cho thai nhi.
- Sau khi điều trị sạch nấm , mẹ bầu có thể tham khảo cách dùng bột Nystatin để tránh tái nhiễm.
Mẹo dân gian chữa nấm âm đạo an toàn cho phụ nữ mang thai
Chính vì lo sợ những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới thai nhi, rất nhiều mẹ có xu hướng tìm hiểu các mẹo dân gian điều trị nấm âm đạo ngay tại nhà. Từ xa xưa, các bà các mẹ đã áp dụng rất thành công các mẹo và đến nay y học hiện đại cũng đã kiểm chứng độ an toàn:
- Sử dụng rau thì là: Thì là có các hoạt chất kháng nấm tự nhiên, giúp các mẹ có thể điều trị bệnh nhanh chóng. Mẹ bầu giã lấy nước cốt uống hoặc vệ sinh vùng kín cũng đều làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo.
- Dùng lá trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Đây là lựa chọn lý tưởng để chị em chữa nấm phụ khoa khi mang bầu. Rửa vùng kín hàng ngày với nước trà xanh ấm sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát âm đạo hiệu quả.
- Sử dụng muối: Dùng nước muối ấm để vệ sinh vùng kín có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn và nấm men trong âm đạo. Tuy nhiên mẹ lưu ý không thụt rửa quá sâu để tránh vùng kín bị tổn thương. Cũng không nên lạm dụng cách rửa này để hạn chế khô rát vùng kín.
Các mẹo dân gian kể trên có ưu điểm là rất an toàn cho mẹ bầu, không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên tồn tại nhược điểm là tác dụng chậm hơn thuốc Tây. Nếu nấm âm đạo không thuyên giảm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về hướng điều trị chuyên sâu hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý ở nữ giới
- Để kiểm tra chính xác có mang thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.