Đau Bả Vai Khó Thở
Đau bả vai khó thở thường là dấu hiệu của một số bệnh lý như bệnh cơ xương khớp, bệnh về tim phổi,... Ở những trường hợp này, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Đau bả vai là tình trạng thường gặp do ảnh hưởng bởi các vấn đề về xương khớp. Nhưng nếu bị đau bả vai kèm theo triệu chứng khó thở thì bạn cần phải hết sức lưu ý, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua. Thông thường, tình trạng đau bả vai gây khó thở sẽ xảy ra khi các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi,... đang gặp vấn đề. Nếu bị đau nhức ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và chăm sóc y tế, ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đau bả vai kèm theo khó thở thường gặp nhất có thể đến từ những bệnh lý sau đây:
Đau thắt ngực
Tình trạng này xảy ra khi động mạch xung quanh tim bị tắc nghẽn, khiến quá trình lưu thông máu và oxy đến tim bị trì trệ. Một số nguyên nhân gây đau thắt ngực thường gặp là hoạt động thể chất quá độ, căng thẳng kéo dài,... Thông thường, cơn đau thắt ngực sẽ bắt đầu tại xương ức sau đó lan rộng đến vai trái hoặc tay trái. Đây là một trong những dấu hiệu cho thắt tim đang bị tổn thương, khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.
+ Đau tim
Bệnh đau tim khởi phát khi động mạch tim bị tắc nghẽn gây ngừng lưu thông máu đến tim. Khi bị đau tim bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như:
- Đau ngực lan rộng đến các cơ quan xung quanh như cổ, vai, cánh tay,...
- Căng tức trong lồng ngực, khó thở, đổ mồ hôi lạnh
- Mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu....
Khi có các triệu chứng của bệnh đau tim, bạn cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bác sĩ sẽ cố gắng khôi phục lượng máu lưu thông đến tim bằng cách dùng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật.
+ Viêm màng ngoài tim
Lớp màng ngoài tim có chức năng chính là bảo vệ tim và cố định vị trí của tim. Bên trong lớp màng này sẽ chứa chất lỏng giúp giảm ma sát của tim khi đập với các cơ quan xung quanh. Viêm màng ngoài tim là tình trạng một túi mỏng bao quanh tim bị viêm nhiễm do virus tấn công. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các triệu chứng như đau nhói hoặc âm ỉ ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, cơn đau phát triển lan rộng đến bả vai, khi nằm hoặc hít thở sâu cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khó thở,... Khi bị viêm màng ngoài tim, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng và dẫn lưu chất lỏng.
+ Viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng phổi bị vi khuẩn hoặc virus tấn công gây nhiễm trùng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây đau tức hoặc đau nhói ở vùng ngực. Nếu người bệnh ho hoặc hít thở sâu thì tình trạng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh (ngực trên, bảã vai và cổ) và kích thích khởi phát các triệu chứng như khó thở, ho, sốt, buồn nôn,... Ở những người khỏe mạnh, bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng. Nhưng nếu bệnh viêm phổi khởi phát ở người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh lý mãn tính, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
+ Ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau mỏi bả vai kèm theo khó thở. Do đầu phổi được bao bọc bởi rất nhiều mạch máu và hệ thống dây thần kinh gần với vùng bả vai. Khi tế bào ung thư tấn công vào phổi sẽ gây đè nén lên dây thần kinh và hình thành nên cơn đau nhức lan rộng đến bả vai. Đồng thời, triệu chứng khó thở cũng bắt đầu xuất hiện. Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây tử vong rất nhanh chóng.
+ Sỏi mật
Sỏi mật là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ các viên sỏi nhỏ được hình thành từ dịch tiêu hóa nằm bên trong túi mật. Trường hợp sỏi mật phát triển với số lượng nhiều hoặc kích thước lớn sẽ khiến ống mật bị tắc nghẽn và gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau trên dạ dày, đau ở vai hoặc giữa bả vai, đau dưới xương ức gây khó thở, buồn nôn và mệt mỏi,... Nếu bệnh sỏi mật chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc hỗ trợ làm tan sỏi. Nếu sỏi có kích thước quá lớn, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ nội soi loại bỏ sỏi hoặc cắt bỏ túi mật.
+ Bệnh lý xương khớp
Đau bả vai là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về xương khớp, ở một số trường hợp đặc biệt sẽ kèm theo triệu chứng khó thở. Nguyên nhân gây khó thở là do mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép quá mức, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể. Thông thường, tình trạng đau bả vai kèm theo khó thở sẽ là dấu hiệu của các bệnh lý như rối loạn vận động xương bả vai, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh vai gáy,...
Chăm sóc tại nhà
Khi bị đau bả vai kèm theo khó thở, bạn cần chăm sóc đúng cách để giảm đau nhức và hạn chế gây chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ cải thiện khả năng vận động. Dưới đây là một số mẹo giảm đau được khá nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo:
- Nghỉ ngơi: Khi cơn đau khởi phát, điều mà người bệnh cần làm là dành thời gian để nghỉ ngơi giúp thả lỏng vùng bả vai và xoa dịu cơn đau nhức. Đến khi cơn đau đã thuyên giảm, bạn có thể khởi động nhẹ nhàng vùng bả vai bằng cách nâng tay lên xuống hoặc xoay khớp nhẹ nhàng, điều này rất có lợi cho việc phục hồi tổn thương tại đây. Khi bị đau nhức, người bệnh tuyệt đối không được làm việc quá sức hoặc mang vác vật nặng, tránh khiến cho cơn đau nhức trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
- Chườm nóng: Mục đích của việc chườm nóng là thư giãn vùng gân cơ, kích thích tuần hoàn máu đến cơ quan này và mang lại hiệu quả giảm đau. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho nước ấm vào trong túi chườm rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức từ 15 - 20 phút là được. Nếu bị đau nhức lan rộng kèm theo khó thở, bạn có thể chườm rộng ra sau lưng hoặc vùng ngực. Nhưng nếu bị đau bả vai kèm theo sưng viêm, bạn tuyệt đối không được chườm nóng để cải thiện nếu không muốn tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Massage: Đây cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà khá tốt. Massage cũng có tác dụng làm thư giãn gân cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm chèn ép lên các dây thần kinh. Đồng thời, cách này còn giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn và hỗ trợ giải tỏa căng thẳng khá tốt. Đầu tiên, người bệnh chỉ cần xoa hai tay vào nhau cho nóng lên, sau đó massage lên vùng bả vai theo chuyển động tròn rồi mở rộng ra các vùng xung quanh như cổ, gáy và lưng. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn có thể áp dụng kết hợp với các động tác như lăn, day, ấn và miết.
Câu hỏi thường gặp
Đau bả vai khó thở có nguy hiểm không?
Đau bả vai gây khó thở có thể xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như thừa cân, căng cơ, bệnh lý,... Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ có sự khác nhau. Nếu tình trạng đau bả vai kèm theo khó thở khởi phát do các nguyên nhân cơ học như căng cơ, thừa cân,... thì bạn không cần quá lo lắng. Ở những trường hợp này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ cải thiện. Nhưng nếu chủ quan, để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Còn với những trường hợp đau bả vai kèm theo khó thở do mắc các bệnh lý tim mạch hoặc bệnh phổi thì tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Nếu để lâu, bệnh sẽ phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Phương pháp chẩn đoán
Khi thấy bản thân có các triệu chứng đi kèm sau đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa:
- Đau nhức diễn ra ở mức độ dữ dội kèm theo khó thở nghiêm trọng.
- Tình trạng đau nhức và khó thở vẫn không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà.
- Xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như tức ngực, ho, sốt, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,...
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định chính xác mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là cách chẩn đoán bệnh gây đau bả vai khó thở bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh để tìm ra dấu hiệu của bệnh tim hoặc phổi. Ví dụ như tiền sử bệnh tim, đau tim, nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, tiểu đường,....
- Bước 2: Bác sĩ sẽ hỏi kỹ hơn về các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải như thời gian đau nhức, lần đầu tiên mắc phải hay đã tái phát nhiều lần,... Đồng thời, tiến hành kiểm tra một số chỉ số cần thiết như cân nặng, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim,...
- Bước 3: Cuối cùng, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như:
- Xét nghiệm hình ảnh (Chụp x-quang, chụp CT, chụp MRI)
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm tim, điện tâm đồ
- Sinh thiết mô phổi
Điều trị
Đau vai gáy kèm theo khó thở là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để có thể điều trị dứt điểm, bạn cần kiểm soát tốt các bệnh lý có liên quan này. Ở những trường hợp này, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị cụ thể phù hợp với từng trường hợp. Các phương pháp điều trị đau bả vai kèm theo khó thở thường được áp dụng trong y tế là:
- Sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê
- Vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia
- Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học
- Can thiệp ngoại khoa khi cần thiết
Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra và tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Trường hợp bệnh không chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ thay đổi phác đồ điều trị khác phù hợp hơn. Đồng thời, tái khám còn giúp bạn sớm phát hiện ra bất thường và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng đau bả vai kèm theo khó thở bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.
Phòng ngừa
Để hạn chế khởi phát cơn đau bả vai kèm theo khó thở, bạn cần hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Chú ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực không tốt lên hệ xương khớp. Nếu đang bị thừa cân, bạn nên lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích,... Thành phần độc tố trong các loại thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích khởi phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Thường xuyên vận động bằng cách tập luyện thể dục thể thao giúp tăng tính linh hoạt của khớp vai và cơ vai. Chỉ nên tập luyện vừa sức và tập luyện với cường độ tăng dần, không nên tập luyện quá sức gây áp lực lên vai và khiến cơn đau trở nên ngày càng tồi tệ hơn.