Khớp Gối Đau Nhức Về Đêm
Đau nhức khớp gối về đêm khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể và khởi phát nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Nguyên nhân
Đau nhức khớp gối là tình trạng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở người già. Tần suất cũng như mức độ đau nhức sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cho chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe bị suy giảm đáng kể. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mắt, đau đầu,...
Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như đưa ra biện pháp xử lý đúng cách khi chẳng may mắc phải. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau khớp gối về đêm thường gặp bạn có thể tham khảo:
Nguyên nhân cơ học
Đau khớp gối về đêm có thể khởi phát do tác động của một số nguyên nhân cơ học như vận động khớp nhiều, béo phì, thời tiết thay đổi,... Đây là những nguyên nhân gây đau thường gặp, bạn có thể cải thiện dễ dàng bằng cách chăm sóc tại nhà.
- Vận động khớp gối nhiều: Nếu bạn vận động khớp gối nhiều vào ban ngày sẽ khiến khớp gối bị kích thích và tổn thương. Khi đi ngủ, triệu chứng viêm đau sẽ biểu hiện ra ngoài rất rõ rệt và khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
- Béo phì: Khớp gối là cơ quan phải chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Béo phì khiến khớp gối phải chịu áp lực rất lớn và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài, cơn đau nhức tại khớp gối có thể khởi phát vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả ngày hay đêm.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác đau nhức xương khớp khi về đêm. Vào những ngày trời lạnh hoặc ẩm ướt, cơn đau nhức ở vùng khớp gối sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh viêm khớp gối.
- Tác dụng phụ của thuốc: Đau khớp gối khi về đêm cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh trong tây y, phổ biến là thuốc statin điều trị cholesterol trong máu.
- Nồng độ hormone hạ thấp: Khi về đêm, một số loại hormone bên trong cơ thể sẽ bị hạ thấp. Lúc này, cơ thể sẽ dễ dàng nhận được tín hiệu đau hơn so với ban ngày do không bị che lấp bởi các yếu tố khác. Chính vì vậy, bạn sẽ có cảm nhận được cảm giác đau nhức khớp gối về đêm nhiều hơn.
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài nguyên nhân cơ học, nếu tình trạng đau nhức khớp gối về đêm diễn ra kéo dài kèm theo triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ở trường hợp này, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn. Các bệnh lý gây đau khớp gối về đêm có thể kể đến là:
- Chấn thương dây chằng khớp gối: Tại đầu gối có tồn tại rất nhiều dây chằng giúp ổn định hoạt động của khớp gối và kiểm soát các chuyển động quá mức. Khi dây chằng bị tổn thương do va đập mạnh sẽ gây ra triệu chứng sưng đỏ quanh đầu gối và đau đầu gối khi về đêm.
- Viêm khớp gối: Đây là nguyên nhân gây đau nhức khớp gối khi về đêm phổ biến nhất. Khi ngủ, các cơ quan xung quanh đầu gối sẽ được thư giãn, điều này đã khiến cho bạn cảm nhận được cơn đau rõ ràng hơn. Nếu bạn bị viêm khớp do nhiễm khuẩn sẽ có thêm triệu chứng nóng sốt.
- Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối khiến cho cấu trúc khớp bị thay đổi và suy giảm chức năng vốn có. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức ở vùng khớp gối, bạn có thể cảm nhận cơn đau rất rõ ràng khi về đêm. Nếu bệnh lý này không được điều trị đúng cách sẽ gây gãy xương, biến dạng khớp, teo cơ,...
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh khởi phát khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, tự tạo ra kháng thể để tấn công phá hủy các khớp khỏe mạnh bên trong cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng sưng đau tại khớp gối và hạn chế vận động của khớp. Khi về đêm, cơn đau sẽ trở nên rõ ràng hơn.
- Bệnh gout: Bệnh khởi phát khi nồng độ acid uric trong máu cao quá mức, dần tích tụ tại khớp và kích thích phản ứng viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là sưng đau và nóng đỏ tại khớp bị ảnh hưởng. Thông thường, cơn đau gout cấp tính sẽ khởi phát vào ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ được.
- U xương: Sự xuất hiện của khối u xương ngay tại xương đùi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức khớp gối về đêm. U xương chính là các u tế bào khổng lồ, thường xuất hiện ở quanh đầu gối, xương cùng, đầu dưới xương quay,... Tuy nhiên, đây là bệnh lý khá hiếm gặp.
Chăm sóc tại nhà
Đau khớp gối về đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để tình trạng bệnh nhanh chuyển biến tốt, ngoài việc điều trị bệnh theo các cách ở trên thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
+ Nâng cao đầu gối khi ngủ: Khi đi ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn nên kê đầu gối cao hơn so với tim giúp hạn chế tình trạng tích tụ dịch tại khớp gối và đẩy lùi triệu chứng sưng đau. Đồng thời, kê cao đầu gối còn giúp quá trình tuần hoàn máu về tim diễn ra tốt hơn.
+ Sử dụng trang phục thoải mái: Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng trang phục rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mỏng giúp tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể. Cách này còn có tác dụng hạn chế ma sát tại đầu gối và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm đau tại khớp. Không nên mặc đồ bó sát khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và gây ra triệu chứng tê bì chân tay.
+ Giảm cân: Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, bạn nên lên kế hoạch giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối. Lúc này, bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn ăn kiêng lành mạnh. Đồng thời, lên kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp.
+ Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày: Không nên mang vác vật nặng, sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu gối khi vận động hoặc chơi thể thao, khởi động kỹ trước khi tập thể dục, sử dụng giày dép có kích cỡ phù hợp, nói không với chất kích thích,...
+ Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu hay bị đau khớp gối về đêm, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân sao cho phù hợp. Lúc này, bạn nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt và đồ ăn mặn chứa nhiều muối. Thay vào đó, bạn nên tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm sau đây:
- Cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi,...
- Các loại rau xanh đậm như cải xanh, súp lơ xanh, rau bina
- Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như việt quất, mâm xôi, dâu tây,...
Điều trị
Nếu tình trạng đau nhức khớp gối về đêm xảy ra thường xuyên, bạn nên thăm khám chuyên khoa và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ nên sử dụng ngắn hạn để tránh gây hại đến sức khỏe.
Khi cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn không nên lạm dụng thuốc Tây y. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp giảm đau sau đây giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn:
1. Massage
Khi bị đau nhức xương khớp, massage được xem là phương pháp giảm đau khá an toàn và hiệu quả. Massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, làm thư giãn cơ xương và giải phóng chèn ép lên rễ thần kinh.
Với những trường hợp bị đau khớp gối về đêm, bạn nên tiến hành massage khớp gối vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Cách này còn có tác dụng làm thư giãn đầu óc và ngủ ngon hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Chú ý, chỉ nên massage với một lực vừa phải để tránh gây tổn thương đến mô mềm bên trong khớp.
2. Nhiệt trị liệu
Mỗi khi cơn đau cấp tính khởi phát, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện. Dựa vào các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài mà bạn hãy lựa chọn phương pháp chườm sao cho phù hợp.
Chườm nóng thích hợp áp dụng với những trường hợp bị đau nhức khớp gối đơn thuần hoặc có kèm theo triệu chứng cứng khớp. Nhiệt độ ấm nóng sẽ có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và giảm đau nhức. Bạn chỉ cần cho nước ấm vào túi chườm rồi chườm trực tiếp lên khớp gối. Nên duy trì nhiệt độ chườm từ 60 - 70 độ C để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chườm lạnh nên áp dụng với những trường hợp đau nhức khớp gối kèm sưng viêm. Nhiệt độ lạnh có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm và đẩy lùi triệu chứng đau nhức. Bạn chỉ cần cho đá chườm vào túi chườm rồi áp lên khớp gối. Thực hiện tối đa trong khoảng 20 phút/lần.
3. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Khi bị đau khớp gối về đêm, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên để điều trị. Phương pháp giảm đau này có khá nhiều ưu điểm như độ an toàn cao, mang lại hiệu quả khá tốt với những trường hợp nhẹ và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau khá chậm, bạn cần phải áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Uống nước sắc lá lốt: Rửa sạch 30 gram lá lốt tươi, đem sắc với 500ml cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 phần, sử dụng để uống hết trong ngày. Thực hiện cách trị bệnh này liên tục trong 10 ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả.
- Chườm ngải cứu: Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hạt. Cho toàn bộ hỗn hợp trên ra túi vải, bọc kín lại rồi chườm lên vùng đầu gối bị đau nhức. Thực hiện cách trị bệnh này 2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút.
4. Vận động trị liệu
Vận động cũng là một trong những cách giúp cải thiện chứng đau khớp gối về đêm khá hiệu quả. Vận động đúng cách sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, tăng cường bổ sung dưỡng chất để chữa lành tổn thương tại khớp và cải thiện khả năng vận động. Một số bài tập nên thực hiện khi bị đau khớp gối về đêm là:
- Bài tập co gập khớp gối: Nằm ngửa trên sàn, tay chân duỗi thẳng theo chiều dài cơ thể. Thực hiện co gập đầu gối bên phải, giữ yên trong 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác này mỗi bên 10 lần.
- Bài tập nâng chân: Nằm ngửa và duỗi thẳng người. Dùng một chiếc khăn vòng qua lòng bàn chân, hai tay nắm chắc hai đầu khăn. Từ từ nâng chân lên 1 góc 45 độ, đồng thời kéo căng khăn và giữ chân luôn thẳng. Lặp lại động tác này khoảng 5 lần rồi thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
- Bài tập ép gối vào ngực: Bắt đầu bài tập với tư thế nằm, từ từ co gập 1 bên khớp gối lại. Hai tay đan qua khớp gối, dùng lực ép khớp gối về ngực. Giữ yên tư thế này trong khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu, sau đó thực hiện tương tự với bên chân còn lại. Lặp lại động tác này từ 7 - 10 lần cho mỗi bên trong một hiệp tập.
Câu hỏi thường gặp
Người bị tràn dịch khớp gối có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách xoa bóp tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau nhức khớp gối, đồng thời cải thiện khả năng vận động.
Trường hợp nhận thấy da có biểu hiện sưng tấy đỏ, nóng ấm, bạn tuyệt đối không nên xoa bóp, thay vào đó cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Xem chi tiết