Đau Nhức Xương Khớp Mùa Lạnh
Mùa lạnh được xem là “kẻ thù” đối với bệnh nhân xương khớp. Đây là thời điểm người mắc các bệnh cơ xương khớp phải đối mặt với các cơn đau nhức, tê cứng tăng một cách đột biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Vậy làm cách nào để bảo vệ, đối phó với tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh?
Định nghĩa
Tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh thường xuất hiện ở khớp gối, cột sống lưng, cổ, vai… Cơn đau kéo dài, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống… Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng là một trong số tác nhân khiến các biểu hiện của bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,... tái phát.
Người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như:
- Tăng cảm giác đau nhức: Khi trời lạnh, mọi triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể đều tăng lên, đặc biệt tập trung ở vùng khớp bị tổn thương trước đó hoặc đang mắc bệnh lý như: Gai cột sống, thoái hóa khớp gối, xương cổ, xương vai, xương thắt lưng, bàn tay,… Triệu chứng này thường hay xuất hiện nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm do lúc này thời tiết lạnh nhất.
- Tê, sưng khớp: Tê sưng khớp là tình trạng tổn thương xương khớp nghiêm trọng hơn mà người bệnh có thể gặp phải thường xuyên khi thời tiết lạnh. Người cao tuổi, sức khỏe xương khớp suy giảm là đối tượng dễ mắc phải nhất.
- Cứng khớp: Là tình trạng các khớp bị co cứng, không thể hoặc rất khó để cử động. Cứng khớp thường chỉ kéo dài khoảng 10 - 30 phút, xuất hiện sau khi thức dậy buổi sáng.
- Phát ra âm thanh ở các khớp: Không chỉ gây đau đớn, khó khăn vận động, khi trời trở lạnh, xương khớp có thể phát ra âm thanh mỗi khi ta cử động. Nguyên nhân do các xương cọ xát vào nhau, lâu dần gây tổn thương và đau nhức nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân
Đau nhức xương khớp mùa lạnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và chủ yếu lý do đến từ những tác động của thời tiết khiến bệnh khớp tái phát và đau hơn. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:
- Máu lưu thông kém hơn: Thực tế khi trời chuyển lạnh, do cơ chế tự làm ấm và bảo vệ cơ thể, tránh thất thoát năng lượng nên cơ thể sẽ hạn chế quá trình lưu thông máu. Điều này xảy ra do nhiệt độ thấp khiến da cảm nhận được sẽ làm co mạch máu, từ đó lưu thông máu giảm. Khi lưu thông máu giảm, máu nuôi khớp cùng dịch khớp cũng ít hơn, vì thế dễ gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch khớp nên cảm giác đau nhức xương khớp nghiêm trọng hơn.
- Co rút gân cơ xương khớp: Mùa lạnh, đặc biệt khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, độ ẩm không khí tăng cao là yếu tố tác động làm đông hoặc co rút gân cơ khớp. Vì thế, khớp trở nên khô cứng hơn, người bệnh không chỉ khó vận động mà tình trạng đau nhức tại các xương khớp càng nghiêm trọng hơn.
- Rối loạn tuần hoàn: Trời lạnh làm chậm rối loạn tuần hoàn toàn cơ thể, trong đó có các vị trí như khớp, dịch khớp, vận mạch,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và hạn chế vận động khi trời lạnh.
- Suy giảm sức đề kháng: Đối với người cao tuổi vào mùa lạnh sức đề kháng suy giảm. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây đau nhức xương khớp dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Theo quan niệm Y học cổ truyền các tác nhân như phong (gió), thấp (ẩm), hàn (lạnh) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương gây đau nhức.
- Mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… sẽ cảm nhận các cơn đau nhức xương khớp vào mùa lạnh rõ rệt hơn. Bởi khi này lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, mùa đông thường là thời điểm thuận lợi tái phát các bệnh lý xương khớp mà người bệnh đã từng mắc trước đó.
Điều trị
Đối với cách điều trị chứng đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây y thì chủ yếu sử dụng các loại thuốc giảm đau, tiêu viêm cùng với thực phẩm chức năng như Corticosteroid, Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate,... Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa, vật lý trị liệu,…
Ưu điểm dễ nhận thấy của việc điều trị đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây y là các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm, thậm chí biến mất hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhược điểm mà nhiều bệnh nhân gặp phải, đó chính là những tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tiêu hóa, gan, thận,… Từ đó gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận, tăng huyết áp, hạ đường huyết,… Do đó, điều trị bệnh bằng thuốc Tây y được ví như “ăn xổi”, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Với những căn bệnh khó chữa như bệnh xương khớp, ít người có niềm tin rằng các loại thảo dược quen thuộc có ngay trong vườn nhà lại có khả năng chữa lành bệnh. Trên thực tế, Việt Nam ta có rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh xương khớp, một số loại có thể kể đến như: Bồ công anh, cà gai leo, lá lốt, dây đau xương, gối hạc,...
Có thể kể đến một số công dụng chính của các loại thảo dược này như sau:
- Giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
- Kháng viêm.
- Giảm sưng, đau, cải thiện chức năng của xương cốt
- Tăng cường dịch nhầy trong khớp để việc vận động trở nên dễ dàng hơn.
- Duy trì khả năng vận động và tăng sức đề kháng cơ thể.
Với các loại thảo dược kể trên, người bệnh có thể xay, đun nước uống. Mặc dù được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ giống như thuốc Tây y, dễ dàng sử dụng, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thường mất khá nhiều thời gian, hiệu quả đến từ các thảo dược thiên nhiên lại “chậm chạp” khiến nhiều người bệnh nhanh chóng nản lòng từ bỏ.
Bên cạnh đó, mỗi cây thuốc Nam sẽ mang lại những công dụng riêng biệt cho người bệnh. Vì vậy, trong đại đa số trường hợp, bệnh nhân xương khớp muốn trị bệnh hiệu quả, tận gốc cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau theo tỷ lệ phù hợp.
Cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa và “đối phó” với chứng đau nhức xương khớp mùa lạnh bao gồm:
- Giữ ấm cho cơ thể: Thường xuyên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để có phương pháp bảo vệ cơ thể hiệu quả như: Tăng cường giữ ấm cơ thể, giữ ấm phần cổ, ngực, tay, chân. Trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…
- Xoa bóp, Massage: Sử dụng các loại rượu thuốc như rượu gừng, rượu thuốc, rượu khuynh diệp,… có công dụng làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giúp giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm hơn.
- Chườm nóng: Với cơn đau nhức khớp nghiêm trọng chưa kịp xử lý, người bệnh nên chủ động mang theo mình dụng cụ chườm nóng. Nhiệt độ sẽ làm giãn nở, tăng lưu thông máu và giảm đau nhức xương khớp một cách hiệu quả.
- Tắm nước nóng: Bạn có thể ngâm mình trong nước nóng vừa thư giãn vừa giúp giãn nở mạch máu, giảm sưng đau khó chịu. Lưu ý không nên tắm nước quá nóng và ngâm mình trong thời quá lâu.
- Đi bộ: Đa phần người bệnh bị đau xương khớp khi trời lạnh có xu hướng lười vận động vì càng vận động lại càng đau. Tuy nhiên, dù bạn bị đau nhức xương khớp hoặc không thì nên đi bộ thường xuyên, vận động nhẹ nhàng với cường độ phù hợp. Nhất là người lớn tuổi, vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ xương, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa đau xương khớp khi trời lạnh.