Đau Nhức Xương Khớp Kèm Tê Bì Chân Tay
Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay xảy ra cùng lúc với nhau sẽ gây ra nhiều phiền toái và khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng đáng kể. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Với những trường hợp cần thiết, bạn phải thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Định nghĩa
Đau nhức xương khớp đi kèm với tê bì chân tay là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất là người già và người trung niên. Khi mới khởi phát, bạn sẽ cảm thấy tê rần và nhức mỏi ở khu vực bị ảnh hưởng. Theo thời gian mức độ đau nhức và tê bì sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân
Khi gặp phải tình trạng này, bạn cảm thấy rất khó chịu và khả năng vận động cũng bị suy giảm đáng kể. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay có thể kể đến là:
+ Tuổi tác: Đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay xảy ra khá phổ biến ở những người có tuổi tác cao. Tuổi tác càng cao thì hệ xương khớp sẽ ngày càng suy yếu, kém linh hoạt và hình thành nên cơn đau nhức khi vận động. Đồng thời, tuổi tác cao còn khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Lúc này, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như thoái hóa xương khớp, loãng xương,…
+ Tính chất công việc: Tình trạng đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay rất dễ xảy ra ở những người có tính chất công việc lao động nặng nhọc hoặc duy trì một tư thế vận động trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, tài xế xe đường dài, công nhân may, học sinh, nhân viên khuân vác,… Duy trì tư thế tĩnh trong thời gian dài hay lao động nặng đều gây kích thích không tốt đến xương khớp và rễ thần kinh, điều này đã tạo cơ hội cho tình trạng tê bì và đau nhức khởi phát.
+ Tư thế xấu: Việc duy trì các tư thế xấu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ xương khớp, đặc biệt là cột sống và rễ thần kinh. Nhiều trường hợp sẽ bị cong vẹo cột sống gây chèn ép quá mức lên dây thần kinh. Điều này đã khiến cho xương khớp trở nên căng cứng và dần suy yếu. Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ đối mặt với triệu chứng đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay khá khó chịu.
+ Thừa cân béo phì: Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống thiếu khoa học và lười vận động. Thừa cân béo phì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Khi bạn vận động, trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực lớn lên xương khớp, dây chằng và rễ thần kinh. Lâu dần các cơ quan này sẽ bị tổn thương, kích thích khởi phát cơn đau nhức và tê bì chân tay kéo dài.
+ Thiếu vitamin và khoáng chất: Đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay cũng có thể xảy ra nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt là canxi, kali, magie, magie, vitamin B12, vitamin D,… Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, cơ địa hấp thụ kém, sử dụng thuốc Tây y trị bệnh,…
+ Thời tiết thay đổi: Tình trạng đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay rất dễ xảy ra vào những ngày trời chuyển lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Chuyên gia cho biết, khi thời tiết thay đổi thì các hóa chất trung gian bên trong cơ thể người cũng bị biến đổi. Lúc này, bạn sẽ khó thực hiện các vận động tại khớp và kích thích triệu chứng đau nhức tê bì xảy ra.
Chăm sóc tại nhà
Hầu hết các trường hợp bị đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay đều có thể cải thiện bằng các mẹo đơn giản tại nhà như xoa bóp, chườm nóng lạnh, vận động phù hợp,… Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
+ Chườm nóng, chườm lạnh: Bạn chỉ cần cho nước ấm hoặc đá lạnh vào túi rồi tiến hành chườm lên khu vực bị ảnh hưởng. Dựa vào nguyên nhân gây đau nhức và tê bì, bạn hãy lựa chọn phương pháp chườm sao cho phù hợp. Chườm lạnh nên áp dụng với những trường hợp có dấu hiệu sưng viêm, nhiệt độ lạnh giúp ngăn chặn tuần hoàn máu và làm tê liệt dây thần kinh tạm thời. Chườm nóng nên áp dụng với những trường hợp có thêm triệu chứng cứng khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, nhiệt độ ấm giúp giải phóng chèn ép và làm thư giãn gân cơ.
+ Xoa bóp: Đây là phương pháp giảm đau nhức xương khớp và tê bì chân tay rất hiệu quả. Mục đích của việc xoa bóp và giải phóng ứ trệ tại mạch máu, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tê bì. Bạn chỉ cần xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi tiến hành xoa bóp và nắn miết ở những khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện cách này từ 15 – 20 phút bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
+ Vận động phù hợp: Khi cơn đau nhức và tê bì khởi phát, bạn nên dành thời gian để nghĩ ngơi giúp giảm áp lực và chèn ép lên xương khớp cũng như rễ thần kinh. Sau khi tình trạng bệnh đã ổn định, bạn nên vận động nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, từ đó triệu chứng đau nhức xương khớp và tê bì chân tay sẽ được cải thiện. Một số bài tập nên thực hiện khi bị đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay là đi bộ, thái cực quyền, bài tập tác động thấp, yoga cơ bản,…
+ Sử dụng thảo dược tự nhiên: Đây cũng là mẹo chữa đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay được áp dụng phổ biến hiện nay. Thành phần dược tính trong thảo dược khi được cơ thể hấp thụ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, dùng thảo dược tự nhiên trị bệnh mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian dài thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt. Các mẹo trị bệnh được nhiều người áp dụng tại nhà là uống nước sắc cỏ xước, thoa dầu dừa, chườm ngải cứu,…
Câu hỏi thường gặp
Đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay là bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân cơ học được kể đến ở trên, tình trạng đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ở trường hợp này bạn cần điều trị chuyên khoa, tránh để bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng không mong muốn. Các bệnh lý đó có thể kể đến là:
+ Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn xảy ra khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức xương khớp, căng cơ, tê bì chân tay, sưng và nóng khớp,… Nếu không điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây tổn thương đến nhiều khớp xương trên cơ thể và tổn hại đến các cơ quan nội tạng khác. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây biến dạng khớp hoặc tàn phế vĩnh viễn.
+ Thoái hóa khớp: Bệnh lý này xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là hiện tượng sụn khớp bị thoái hóa, hình thành nên cơn đau nhức và tê cứng tại khớp, với trường hợp nặng sẽ gây biến dạng khớp. Chuyên gia cho biết, thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là cột sống, khớp gối và khớp háng,.. Khi có triệu chứng đau nhức xương khớp kèm theo tê bì chân tay nghĩa là bệnh thoái hóa khớp đã chuyển biến nặng và hình thành nên gai xương.
+ Thoát vị đĩa đệm: Bệnh lý này xảy ra khi bao xơ bị nứt rách khiến nhân nhầy bên trong bị trượt ra bên ngoài. Lúc này, nhân nhầy sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống, kích thích khởi phát triệu chứng đau nhức và tê bì. Chuyên gia cho biết, thoát vị đĩa đệm thường là hệ quả của bệnh thoái hóa cột sống hoặc chấn thương cột sống.
+ Hẹp ống sống: Đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hẹp ống sống. Bệnh lý này khởi phát khi ống sống bị thu hẹp gây chèn ép quá mức lên rễ thần kinh và tủy sống. Hẹp ống sống thường xảy ra ở những người ngoài 50 tuổi với các triệu chứng đặc trưng là đau lưng, đau dây thần kinh hông, tê bì chân tay, liệt nửa người hoặc toàn thân, tê mỏi vai cổ,…
+ Đa xơ cứng: Bệnh lý này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh khởi phát khi lớp vỏ bảo vệ bọc bên ngoài sợi thần kinh ở tủy sống và não bị tổn thương. Điều này đã khiến quá trình truyền tín hiệu từ trung ương thần kinh đến dây thần kinh tại các cơ quan khác trên cơ thể bị ảnh hưởng. Khi bị đa xơ cứng bạn sẽ đối mặt với tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, co thắt cơ,…
+ Đau xơ xơ hóa: Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây đau nhức toàn thân kèm theo co cứng cơ, cơn đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các dấu hiệu như đau nhức nhiều ở cơ và xương, tê bì chân tay, cơ bị co cứng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm gián đoạn giấc ngủ,…
+ Loãng xương: Đây là bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa diễn ra bên trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ do thói quen ăn uống thiếu và lối sống kém lành mạnh. Loãng xương là hiện tượng mật độ canxi trong xương bị giảm thấp, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn bình thường. Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay là hai triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này.
+ Tiểu đường: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu cao quá mức an toàn. Lúc này, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ khởi phát nhiều bệnh lý khác. Khi bị tiểu đường, hệ thống xương khớp và dây thần kinh vận động bên trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức xương khớp và tê bì chân tay khá khó chịu.
Chẩn đoán
Đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay nếu xảy ra do nguyên nhân cơ học thì không cần phải điều trị y tế, bạn chỉ cần áp dụng các mẹo cải thiện đơn giản tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và trở nên ngày càng nghiêm trọng thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Thăm khám chuyên khoa nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ tổn thương và lên phác đồ điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành bằng cách khám lâm sàng, hỏi thăm các thông tin về sức khỏe cần thiết và yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm cận lâm sàng. Các xét nghiệm thường được áp dụng là xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu, đo điện cơ, chụp tủy đồ,…
Điều trị
Với những trường hợp đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay do bệnh lý, bạn cần tiến hành điều trị y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, các loại thuốc thường được kê đơn là:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau thần kinh
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc corticoid
- Thuốc bôi ngoài da
- Vitamin và khoáng chất
Ngoài ra, bác sĩ còn dựa vào vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc bệnh để kê thêm một số loại thuốc điều trị khác. Ví dụ như thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm,… Trong suốt quá trình điều trị, bạn cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra mức độ đáp ứng của cơ thể, với những trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ thay đổi phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.
Phẫu thuật cũng có thể áp dụng để điều trị đau nhức xương khớp kèm tê bì chân tay nhưng rất ít khi được thực hiện. Thông thường, bác sĩ chỉ yêu cầu tiến hành phẫu thuật với những trường hợp thật sự nghiêm trọng như khớp bị phá hủy, dây thần kinh bị chèn ép quá mức,…
Câu hỏi thường gặp
Người bị viêm thấp khớp dạng thấp nên kiêng các sản phẩm từ sữa. Nếu muốn uống sữa nên chọn loại sữa ít béo hoặc tách béo để tránh tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng.
Một số loại sữa tốt cho người bệnh như:
- Sữa ít béo hoặc sữa tách béo.
- Sữa chua.
- Sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa hạt điều).
- Sữa nghệ.