Nám Chân Đinh
Chúng ta thường nghe đến nám chân sâu, nám mảng nhưng lại ít nghe đến nám chân đinh. Vậy nám chân đinh là gì, nguyên nhân khiến nám chân đinh hình thành và nhận biết ra sao? Ngay sau đây sẽ là những thông tin đầy đủ về nám chân đinh dành cho các chị em.
Định nghĩa
Nám chân đinh thực chất là tên gọi khác của nám chân sâu hay nám đốm. Là nám có chân ăn sâu vào lớp biểu bì da, chúng có thể “trú ngụ” ở lớp trung bì, thậm chí là ở tận lớp hạ bì hay lớp đáy của da.
Nám chân sâu, nám chân đinh thường gặp ở đối tượng chị em độ tuổi ngoài 30, lúc này quá trình lão hóa da bắt đầu diễn ra. Nếu không chăm sóc cẩn thận kết hợp với yếu tố môi trường, ánh nắng mặt trời, nội tiết tố thì rất dễ khiến nám chân đinh hình thành.
Để chị em có thể hiểu rõ cũng như phân biệt được những vấn đề da như nám mảng, tàn nhang, ngay sau đây chúng tôi sẽ phân tích những điểm khác giữa những vấn đề da này.
Sự khác nhau giữa nám chân sâu và nám mảng:
- Đối tượng: Nám mảng có thể gặp ở bất cứ đối tượng cũng như bất cứ độ tuổi nào. Nhưng nám chân sâu lại thường gặp ở đối tượng ngoài 30 tuổi.
- Kích thước: Nám mảng có diện tích rộng hơn, mọc thành cụm và dải rộng trên da. Còn nám chân sâu mọc tách rời theo từng đốm nhỏ.
- Màu sắc: Nám mảng thường có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, nâu vàng tùy vào cơ địa. Trong khi đó, nám chân đinh có màu từ nâu nhạt đến xám xanh. Thường thì nám chân sâu sẽ có màu đậm hơn so với nám mảng.
- Vị trí: Nám chân đinh chủ yếu xuất hiện ở hai bên gò má, quầng thâm mắt, đôi khi ở mũi, cằm, vùng cổ. Nám mảng có thể xuất hiện trên toàn bộ khuôn mặt.
Bên cạnh nám thì nhiều người dễ bị nhầm lẫn nám chân đinh với tàn nhang do có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ phân biệt được 2 vấn đề da này. Cụ thể:
- Tàn nhang là những đốm nhỏ có kích thước khoảng 1-5mm, nhẵn, to bằng đầu ghim
- Tàn nhang có nhiều màu sắc khác nhau tùy vào sắc tố da của mỗi người như: Nâu sẫm hoặc nâu sáng, màu đỏ hoặc đôi khi là màu vàng
- Tàn nhang có thể mọc riêng lẻ nhưng cũng có thể mọc tập trung thành từng mảng
- Tàn nhang mọc ở nhiều vị trí như má, mũi, thậm chí là khắp người. Những các đốm tàn nhang chỉ xuất hiện trên bề mặt da nên việc điều trị thường dễ dàng hơn so với nám, đặc biệt là nám chân sâu.
Việc phân biệt và nhận biết rõ ràng về nám, tàn nhang chính là cơ sở để chị em lựa chọn giải pháp phù hợp và tốt nhất với mình.
Hình ảnh
Triệu chứng
Tuy có nhiều người biết về nám da nhưng thực sự không có nhiều người hiểu rõ về nám chân đinh, nám chân sâu. Theo đó, chị em có thể nhận biết nám chân đinh nhờ vào những dấu hiệu sau đây:
- Trên da xuất hiện các đốm nhỏ như đầu đinh, màu nâu, nâu nhạt, nâu đen hoặc thậm chí có màu xám xanh
- Các đốm sắc tố này không mọc thành từng cụm mà mọc tách rời, không có ranh giới rõ ràng
- Nám chân đinh tập trung ở hai bên gò má, trán, mũi và cả vùng cổ
- Những vùng da có nám đốm thường khô hơn
- Đốm nám sẽ đậm màu theo thời gian, đặc biệt khi ra ngoài trời nắng hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
Nguyên Nhân
Nám da chân sâu nói riêng và nám chân đinh nói riêng hình thành do nhiều nguyên nhân. Riêng với nám chân sâu bác sĩ chuyên khoa giải thích nguyên nhân gây nám như sau:
- Do di truyền: Theo các nghiên cứu, trường hợp bố mẹ bị nám chân sâu thì nguy cơ trẻ sinh ra cũng bị nám chiếm tới 80%.
- Do quá trình lão hóa: Làn da sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa khi bước sang tuổi 30, đôi khi ít hơn là sau 25 tuổi. Theo đó, hình thành nám chính là một quá trình tất yếu và tự nhiên. Tuổi càng lớn khả năng bị nám sẽ càng cao hơn.
- Rối loạn nội tiết tố: Sự rối loạn của hệ nội tiết tố sẽ dẫn tới mất cân bằng hormone. Nội tiết tố mất cân bằng thúc đẩy sự tăng sinh hắc sắc tố melanin và hình thành nám, tàn nhang.
- Do ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ, sắc tố melanin sẽ hình thành để bảo vệ da khỏi những tổn thương. Nếu sắc tố melanin tăng quá mức sẽ khiến da xuất hiện các đốm nâu được gọi làm nám, tàn nhang…
- Do yếu tố tâm lý như lo âu, căng thẳng: Lo âu, căng thẳng thường xuyên, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Nội tiết tố mất cân bằng thúc đẩy sự tăng sinh melanin, hình thành nám da. Và tỉ lệ nám da do stress có tỉ lệ cao nhất hiện nay.
- Nguyên nhân khác: Do lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng; chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học (thường xuyên thức khuya, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ…); tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Biến chứng
Trong nhiều trường hợp, nám chân đinh chỉ là vấn đề thẩm mỹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, nám có thể gây một số biến chứng sau:
- Tăng sắc tố sau viêm: Một trong những biến chứng phổ biến của nám chân đinh là tăng sắc tố sau viêm. Điều này xảy ra khi các vùng da bị viêm không được điều trị đúng cách, dẫn đến việc da sản xuất nhiều melanin hơn, làm các vết nám trở nên sẫm màu hơn.
- Sẹo và vết thâm: Nếu nám chân đinh bị viêm hoặc bị tác động vật lý mạnh như cào gãi, có thể để lại sẹo và vết thâm. Những sẹo này có thể khó điều trị và làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng tâm lý: Ngoài các vấn đề về da, nám chân đinh còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh. Sự tự ti, lo lắng về ngoại hình có thể dẫn đến căng thẳng và giảm chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
Để ngăn ngừa nám chân đinh xuất hiện cũng như hỗ trợ điều trị tốt nhất bạn hãy lưu ý những vấn đề sau đây:
- Trước tiên, dù là trời nắng hay trời râm mát bạn hãy tạo thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Bời vì, trời mát hay nắng tia cực tím vẫn hoạt và ảnh hưởng tới da như bình thường.
- Chăm sóc da mỗi ngày bằng những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, không ham rẻ mà mua kem, mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học, không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo 1 ngày ngủ đủ 7-8 tiếng.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E… vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
- Cân bằng giữa cuộc sống và công việc để tránh tình trạng lo âu, căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân…
- Nếu có thể, hãy hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những thiết bị điện tử như điện thoại cảm ứng, máy vi tính…
Biện pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán nám chân đinh đòi hỏi sự chính xác và tinh tế từ phía bác sĩ da liễu, nhằm đảm bảo xác định đúng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong lâm sàng.
Khám lâm sàng
- Quan sát và đánh giá tổn thương da: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách quan sát kỹ lưỡng các tổn thương trên da. Điều này bao gồm việc xác định vị trí, màu sắc, kích thước và hình dạng của các vết nám. Nám chân đinh thường xuất hiện dưới dạng các đốm màu nâu hoặc xám trên da, phân bố không đều và có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể.
- Hỏi bệnh sử: Việc hỏi bệnh sử chi tiết từ bệnh nhân là bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán. Bác sĩ sẽ hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, tiền sử gia đình có ai mắc bệnh tương tự hay không, và các yếu tố có thể liên quan như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm, hoặc các loại thuốc gần đây.
Soi da bằng ánh sáng cực tím
Đèn Wood là một thiết bị sử dụng ánh sáng cực tím để phát hiện các thay đổi bất thường trên da mà mắt thường không thể thấy được. Khi chiếu ánh sáng từ đèn Wood lên da, các vết nám chân đinh sẽ phản chiếu lại ánh sáng dưới dạng màu sắc đặc trưng, giúp bác sĩ xác định rõ ràng hơn mức độ và phạm vi tổn thương.
Soi da bằng đèn Wood giúp bác sĩ phân biệt giữa nám chân đinh và các tình trạng da khác như tàn nhang, viêm da, hoặc nhiễm trùng da. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Xét nghiệm sinh thiết da
Sinh thiết da thường được thực hiện khi các biện pháp chẩn đoán khác không đưa ra kết quả rõ ràng, hoặc khi bác sĩ nghi ngờ có sự hiện diện của các bệnh lý da khác. Sinh thiết da giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng và loại trừ các bệnh lý khác như ung thư da hoặc bệnh da tự miễn.
Quy trình sinh thiết da bao gồm việc lấy một mẫu nhỏ da từ vùng bị tổn thương. Mẫu da này sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích dưới kính hiển vi. Các chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra cấu trúc tế bào và mô da để xác định chính xác loại bệnh lý da mà bệnh nhân đang mắc phải.
Đánh giá tổng quát về tình trạng sức khỏe da
- Đánh giá độ ẩm và độ dầu của da: Việc đánh giá độ ẩm và độ dầu của da giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng da tổng thể của bệnh nhân. Da khô hoặc da dầu đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nám chân đinh và quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
- Phân tích cấu trúc da: Phân tích cấu trúc da bằng các thiết bị hiện đại như máy phân tích da kỹ thuật số giúp bác sĩ nắm bắt chính xác tình trạng collagen, elastin và các yếu tố khác trong da. Điều này hỗ trợ việc xác định mức độ tổn thương và lập kế hoạch điều trị hiệu quả.
Tổng kết và lập kế hoạch điều trị
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin từ các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ tổng kết và lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Kế hoạch này bao gồm các bước điều trị nội khoa, ngoại khoa và các biện pháp chăm sóc da tại nhà.
Biện pháp điều trị
Nám chân đinh, nám chân sâu hoàn toàn không gây đau cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, các đốm đen, đốm nâu trên gương mặt lại tác động tiêu cực đến tính thẩm mỹ. Trên thực tế, nám da thường gây cảm giác thiếu tự tin trong giao tiếp, đôi khi còn khiến người mắc phải bỏ qua nhiều cơ hội trong công việc.
Chính vì vậy, việc cần làm ngay lúc này đó chính là lựa chọn giải pháp phù hợp cho tình trạng da của mình. Hiện nay, có nhiều cách giúp bạn khắc phục, “đánh bay” các đốm nâu như dùng thảo dược thiên nhiên, kem/ viên uống hoặc phương pháp công nghệ cao.
Cách điều trị nám chân đinh bằng nguyên liệu thiên nhiên
Nhiều trường hợp nám chân sâu nhẹ, các đốm nâu chưa lan rộng thì sử dụng giải pháp từ nguyên liệu thiên nhiên được hầu hết chị em lựa chọn. Bạn có thể áp dụng một trong số những cách sau đây để xóa mờ đốm nâu, đồng thời chăm sóc da nhờ những tinh chất có lợi cho làn da.
Trị nám chân sâu bằng khoai tây
Trong khoai tây chứa catecholase - một loại enzym có công dụng làm sáng da. Ngoài ra, các dưỡng chất trong khoai tây còn hỗ trợ loại bỏ các đốm nâu cũng như vết bẩn trên da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm khoai tây tươi nước cốt chanh
- Khoai tây đem xay nhuyễn sau đó trộn với nước cốt chanh với tỉ lệ phù hợp
- Rửa sạch da mặt sau đó đắp hỗn hợp khoai tây và nước cốt chanh lên vùng da bị nám. Giữ nguyên trong 20 -30 phút rồi rửa lại với nước mát
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần liên tục trong một tháng.
Điều trị nám chân đinh với lá tía tô
Sở dĩ lá tía tô có khả năng loại bỏ nám chân đinh là nhờ thành phần vitamin E và priseril. Để khắc phục nám chân đinh với lá tía tô bạn làm như sau:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô, rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt
- Rửa sạch mặt, dùng bông gòn thấm nước cốt lá tía tô chấm lên vị trí có nám, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Để tinh chất lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
Chữa nám chân sâu bằng cà chua
Trong cà chua chứa lượng lớn vitamin, canxi, nguyên tố sắt… có tác dụng làm tăng sức đề kháng, sức khỏe làn da. Nếu kiên trì áp dụng bạn sẽ có thể làm mờ các đốm nâu, tàn nhang...
Cách thực hiện:
- Ép lấy nước nửa quả cà chua chín, sau đó trộn cùng với 3 thìa sữa chua.
- Rửa mặt sạch sẽ rồi bôi hỗn hợp cà chua và sữa chua lên da mặt.
- Thư giãn trong 15 phút, rửa lại mặt với nước mát, sau đó bôi kem dưỡng ẩm như bình thường.
Bên cạnh cà chua, lá tía tô, khoai tây bạn có thể dùng cách nguyên liệu sẵn có khác như: Lá trầu không, giấm táo, chanh tươi…
Nám chân sâu và cách điều trị bằng các loại kem/ viên uống
Sử dụng kem bôi, viên uống trị nám hiện nay là giải pháp được nhiều chị em tin dùng bởi tính tiện dụng, mẫu mãn phong phú và quan trọng hiệu quả nhận về tương đối nhanh.
Ngoài ra, với những thành phần đa dạng các sản phẩm này không chỉ làm mờ nám mà còn dưỡng trắng da, bảo vệ da khỏi tia cực tím, thậm chí còn có tác dụng chống nắng…
Kem/ viên uống trị nám chân sâu thường chứa những thành phần chính gồm: Vitamin E, vitamin A, vitamin B, Arbutin, AHA… Theo đó, khi lựa chọn chị em nên lưu ý các thành phần này để đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết nám chân sâu.
Một số sản phẩm kem bôi/ viên uống trị nám chân đinh phổ biến và được nhiều chị em đánh giá cao trên thị trường hiện nay như: Kem trị nám chân đinh Yanhee, kem trị nám chân đinh của Nhật Meiya Day Cream, kem trị nám của Nhật Transino Whitening… Viên uống GluWhite, viên trị nám Transino…
Nám chân đinh có nhiều mức độ cũng như nhiều nguyên nhân gây nên, vì vậy trước khi dùng bất cứ loại kem nào trước tiên bạn nên kiểm tra tình trạng da, mức độ nám của mình. Chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da, tránh những tác dụng không mong muốn.
Giải quyết nám bằng phương pháp công nghệ cao
Nói đến cách điều trị nám chân sâu phổ biến hiện nay thì không thể không nhắc đến giải pháp từ công nghệ cao. Với những thiết bị chuyên dụng các giải pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ đốm nâu, mảng nám nhanh chóng. Hiện nay, các phương pháp điều trị nám chân sâu được dùng phổ biến như: Dùng tia laser, đốt điện, liệu pháp peel…
Hiệu quả của các cách trị nám bằng công nghệ cao có thể nhận thấy rõ rệt sau vài buổi thực hiện. Tuy nhiên, giải pháp này có một số nhược điểm như:
- Để có hiệu quả cần phải được điều trị bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chi phí cao hơn so với các cách trị nám chân sâu thông thường.
- Chỉ khắc phục được mảng nám, đốm nâu ở trên bề mặt da, khó diệt được chân nám và căn nguyên hình thành.
- Dưới tác động của tia laser, hóa chất da sẽ có xu hướng mỏng và yếu hơn.
- Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bắt nắng, nám có thể quay trở lại nhanh chóng nếu không chăm sóc đúng cách.
Chuẩn bị khi đi khám
Khi đi khám nám chân đinh, bạn nên chuẩn bị những thông tin sau:
- Lịch sử bệnh: Thông tin về các bệnh lý đã từng mắc phải, đặc biệt là các bệnh về gan, nội tiết.
- Sử dụng thuốc: Danh sách các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
- Sản phẩm chăm sóc da: Các loại mỹ phẩm đang sử dụng.
- Thời gian xuất hiện nám: Nám xuất hiện từ khi nào, có thay đổi gì về màu sắc và kích thước.
- Các triệu chứng khác: Ngoài nám, bạn còn gặp phải các triệu chứng khác như ngứa, đau, sưng đỏ...
Việc chuẩn bị thông tin đầy đủ sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị chính xác.
Câu hỏi thường gặp
- Sau khi bắn tàn nhanh, nên kiêng thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, hải sản, rượu bia gạo nếp và rau muống
- Nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C, các món từ nghệ và bí đao
- Thông thường sau khoảng 7-10 ngày có thể ăn lại các món kiêng bình thường.
Sau khi đốt tàn nhang bạn nên kiêng ăn thịt gà trong khoảng 30 ngày. Lý do là vì thịt gà giàu protein, chúng có thể kích thích sự sản sinh melanin, làm tăng nguy cơ khiến da bị thâm nám và tàn nhang trở lại.
Ngoài thịt gà, bạn cũng nên kiêng các thực phẩm giàu protein khác như: Thịt bò, thịt lợn, trứng, hải sản các loại, rau muống, đậu nành. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, uống nhiều nước... để da mau chóng hồi phục.
Xem chi tiếtSau khi đốt tàn nhang bạn không nên rửa mặt ngay trong vòng 24 giờ đầu tiên. Lúc này, làn da của bạn rất yếu, nhạy cảm và đang trong quá trình phục hồi, việc rửa mặt có thể làm tổn thương da và khiến da dễ bị kích ứng.
Sau 24 giờ đầu tiên, bạn có thể bắt đầu rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ nếu được bác sĩ chỉ định. Nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc có chứa hạt vì chúng có thể làm tổn thương da, gây chảy máu.
Xem chi tiếtĐặt vòng tránh thai có thể gây nám da, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như:
- Loại vòng: Vòng tránh thai nội tiết tố (IUD) có khả năng gây ra nám da cao hơn so với vòng không nội tiết tố (vòng đồng).
- Cơ địa: Người có cơ địa dễ bị nám da hoặc có tiền sử nám da trong gia đình có nguy cơ cao hơn.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nám da.
- Bị nám da nên ăn các loại nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega 3, bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, các thực phẩm tốt cho gan, tuyến giáp
- Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều axit oxalic và dễ gây dị ứng.
- Chuyên gia
- Cơ sở