Viêm Khớp Dạng Thấp Trẻ Em
Viêm khớp dạng thấp trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt thường ngày mà còn làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực, suy nhược cơ thể, chậm phát triển cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng sẽ giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động và phát triển toàn diện nhất.
Định nghĩa
Sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch khi tấn công niêm mạc khớp có thể gây viêm khớp dạng thấp ở bất cứ ai, bao gồm cả trẻ em. Bệnh còn được gọi với các tên khác là viêm khớp chưa thành niên do thường xuất hiện chủ yếu ở những trẻ từ 13- 16 tuổi, tuy nhiên những trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt bé gái thường có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi bé trai, trung bình cứ 10 bé thì có đến 7 bé gái bị viêm khớp dạng thấp.
Các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp trên trẻ em thường diễn ra tối thiểu trong 6 tuần hoặc vài tháng sau đó tự biến mất, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài đến suốt đời. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở ngón tay, cổ tay hay ngón chân, cổ chân.
Đối với trẻ em, bệnh được chia thành 3 dạng chính, bao gồm
- Oligoarticular ( hoặc Pauciarticular): dạng này chiếm đa phần, khoảng 50 trẻ mắc viêm khớp dạng thấp nhóm Pauciarticular. Các tổn thương thường xuất hiện trên 5 khớp nhỏ, hoặc ít khớp nhưng ở vị trí khác như đầu gối, cổ tay. Những bé gái trên 8 tuổi thường dễ mắc chứng này. Viêm khớp nhóm Oligoarticular thường dễ gây viêm, thậm chí có thể biến chứng đến viêm mắt.
- Polyarthritis (viêm khớp dạng thấp đa giác): có khoảng 30- 40% trẻ mắc viêm khớp dạng thấp dạng này với đặc trưng có có trên 5 khớp bị tổn thương, thường là hàm cổ hay bàn chân, bàn tay. Polyarthritis hầu hết chỉ ảnh hưởng đến các khớp và không gây biến chứng trên các cơ quan lân cận.
- Bệnh still ( viêm khớp dạng thấp toàn thân hay hệ thống): chỉ có khoảng 10- 20% trẻ mắc viêm khớp dạng này tuy nhiên thường kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Các tổn thương xảy ra trên nhiều khớp, đồng thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng hạch bạch huyết, phát ban, sốt cao... Still thậm chí có thể gây di căn đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như lá lách, tim và gan.. cực kỳ nguy hiểm
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm khớp dạng thấp trẻ em cũng thường tiến triển theo từng giai đoạn với mức độ tổn thương tăng dần, các triệu chứng trầm trọng hơn. Ngoài ra bệnh cũng có thể diễn ra theo từng đợt trong 3- 6 tháng. Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp khiến bé vô cùng mệt mỏi, đau nhức, không thể tập trung hay học tập và vui chơi như bình. Gia đình cần dành thời gian quan sát và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường để đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Một số triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp trẻ em mà phụ huynh có thể tham khảo như
- Đau nhức tại các khớp là một trong những triệu chứng điển hình đầu tiên. Thường trẻ nhỏ chưa phải mang vác hay vận động mạnh nên nếu có nhức mỏi khớp do chạy nhảy quá nhiều thì cũng sẽ rất nhanh hết. Nếu thấy coi liên tục kêu nhức ngón tay, cổ tay hay đầu gối thì phụ huynh không nên chủ quan
- Các khớp có dấu hiệu sưng đỏ, nóng, mềm do các dịch khớp bị viêm nhiễm nên sưng to. Nếu mẹ thấy bé kêu đau khớp thì hãy ấn nhẹ vào khớp con kêu đau, nếu bé thấy đau hơn, khớp có cảm giác mềm nóng thì là những triệu chứng khá rõ ràng
- Trẻ có dấu hiệu sốt do vi khuẩn tấn công và lây lan mạnh. Một số bé có thể tăng thân nhiệt lên tới 39 - 40 độ cực kỳ nguy hiểm
- Trẻ sút cân đột ngột, cơ thể gầy gò, xanh xao, luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
- Các khớp xương bị xơ cứng, không cử động được, có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất ngay nên nhiều phụ huynh thường không để ý
- Nổi phát ban hay mụn nhọt ở chân, tay, bụng, ngực.. Đây cũng là các triệu chứng khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn cho rằng con bị dị ứng
- Khớp bị biến dạng nếu bé tiến đến những giai đoạn nặng, trẻ không thể đi lại hay hoạt động như bình thường
Nguyên Nhân
Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có thể xác định chính xác nguyên nhân nào khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công vào các khớp. Điều này cũng làm cảm trở việc điều trị bệnh triệt để nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại rất cao.
Tạm thời có thể xác định một số yếu tố có liên quan đến các tác nhân gây viêm khớp dạng thấp trẻ em như sau
- Di truyền: đây là một trong những tác nhân chính được coi là có liên quan đến nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Cụ thể trẻ em có thể mang kháng nguyên đặc hiệu viêm khớp dạng thấp HLA từ bố mẹ. Do đó nếu phát hiện bé có kháng thể này khi sinh con ra bé sẽ có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cực kỳ cao. Không chỉ bị di truyền từ cha mẹ mà ông bà mang gen này thì đời cháu vẫn có thể bị mắc bệnh.
- Chấn thương: sự phát triển về thể chất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Xương trẻ còn khá yếu nên đôi khi những tác động nhẹ cũng có thể làm tổn thương các cơ quan bên trong. Trẻ nhỏ lại là đối tượng cực kỳ hiếu động nên dễ xảy ra những va đập, nếu phụ huynh không chú ý thì sau một thời gian các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp sẽ thực sự bùng phát
- Béo phì, thừa cân: đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều trẻ em bị viêm khớp dạng thấp. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ dồn áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp khối, khớp cổ cân làm các cơ quan này tổn thương và hư hao rất nhiều. Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ bị béo phì tăng lên dẫn đến số bệnh nhân nhí mắc bệnh này cũng tăng lên rất nhiều.
- Do nhiễm virus, vi khuẩn: hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn khá yếu nên chưa thể chống chọi được hết với các virus, vi khuẩn.. Các tác nhân này xếp xâm nhập vào sâu trong hệ thống cơ thể sẽ nhanh chóng lan rộng, phát triển về số lượng và tấn công các cơ quan trọng cơ thể bao gồm cả hệ thống xương khớp đồng thời làm suy giảm, rối loạn sức đề kháng. Nếu liên quan đến các tác nhân này có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên phụ huynh cần thực sự chú ý.
Biến chứng
Viêm khớp dạng thấp trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ở chức năng vận động mà còn trên toàn bộ cơ thể, đặc biệt nếu liên quan đến các tác nhân vi khuẩn, virus. Nếu may mắn các triệu chứng chỉ diễn ra trong vài tháng sẽ không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh có tiến triển theo suốt cuộc đời thì việc phát hiện viêm khớp dạng thấp trẻ em là cực kỳ quan trọng.
Cụ thể những biến chứng có thể xảy ra trên trẻ nhỏ do viêm khớp dạng thấp như
- Ảnh hưởng đến chức năng vận động: tùy vị trí bị tổn thương mà bé có thể hạn chế các cử động tại cơ quan đó. Chẳng hạn nếu bị tại các khớp ngón tay bé có thể không cầm nắm được, bị ở chân sẽ khó đi lại được. Nếu xảy ra biến dạng khớp trẻ có thể phải nhờ đến sự hỗ trợ suốt đời của gia đình để giúp đỡ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Vấn đề về mắt: các viêm nhiễm có thể di căn lên mắt và gây viêm mống mắt, viêm bồ đào hay nguy hiểm hơn là đục thủy tinh thể. Tình trạng này thường cực kỳ phổ biến ở trẻ bị viêm khớp dạng thấp dạng Oligoarticular. Ban đầu bé có thể thấy mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng nhưng nếu đi khám mắt sẽ không thấy các triệu chứng bất thường.
- Vấn đề toàn thân: thường xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus trong thời điểm hệ miễn dịch đang bị suy yếu nên các cơ quan lân cận trong cơ thể như tim, lá lách, phổi..cũng có thể gặp những vấn đề tổn thương nguy hiểm trầm trọng hơn rất nhiều.
- Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng: khi hệ miễn dịch suy yếu, các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, xương khớp yếu cũng có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Bé có thể chậm phát triển về cả trí não và chiều cao, cơ thể xanh xao suy nhược nên phụ huynh cần cực kỳ thận trọng.
Phòng ngừa
Như đã nói, do viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy cơ theo bệnh nhân đến suốt cuộc đời, vì vậy cần phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa các tiến triển của bệnh. Do đó gia đình nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Đảm bảo cho bé ngủ đầy đủ hằng ngày
- Hạn chế các hoạt động quá mạnh, các bộ môn thể thao mang tính đối kháng có thể làm tổn thương các khớp
- Tập thể dục thể thao đều đặn để cải thiện chức năng vận động ổn định
- Đảm bảo giữ ấm cho con, nhất là khi trời lạnh
- Ban đêm nên hạn chế sử dụng điều hòa quá nhiệt độ thấp trong phòng bé
- Kiểm soát cân nặng phù hợp, hạn chế nguy cơ béo phì
- Có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và canxi như bông cải xanh, trứng, sữa, cá
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng
- Tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều tạp chất, thực phẩm đóng hộp hay các dạng đồ ăn vặt
- Tắm với nước ấm hằng ngày giúp thư giãn cơ thể và các khớp
Biện pháp điều trị
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trẻ em khá rõ ràng nhưng ít phụ huynh nghĩ rằng con mình gặp các vấn đề về xương khớp. Đặc biệt nếu bé có dấu hiệu mờ mắt, sốt cao rất dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn. Bé cần thực hiện các chẩn đoán về hình ảnh, xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu mới có thể xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tuy nhiên phụ huynh cần phải hiểu rằng, viêm khớp dạng thấp là một bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Một số trẻ có thể phải phụ thuộc vào việc điều trị đến suốt đời. Gia đình cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Dùng thuốc tây
Dùng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp trẻ em là một trong những phương pháp hướng tới đầu tiên để giảm đau nhức, kiểm soát được nguy cơ bệnh tiến triển. Các loại thuốc này thường cũng gây ra nhiều tác dụng phụ tuy nhiên bác sĩ thường sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp, xem xét giữa lợi ích và nguy hiểm nên phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm.
Một số loại thuốc phổ biến thường được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp trẻ em như
- Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): các thuộc chính thuộc nhóm này như Ibuprofen, Naproxen Motrin và Advil.. được dùng cho trẻ trên 12 tuổi để giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức tại các khớp. Tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi do có thể gây hội chứng Reye đồng thời ảnh hưởng tới dạ dày.
- Thuốc chống thấp khớp DMARDs: sẽ được dùng kết hợp với NSAID để kiểm soát được triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển và giảm sưng viêm nhanh hơn. Các thuốc nhóm này thường được dùng như Methotrexate (Rheumatrex) và Sulfasalazine (Azulfidine).. Một số phản ứng phụ có thể xuất hiện như mệt mỏi, buồn nôn thậm chí có thể biến chứng lên cả gan.
- Thuốc corticosteroid: nhóm thuốc giảm đau dạng mạnh, tuy nhiên có thể gây nghiện và kèm theo nhiều tác dụng phụ. Thường chỉ với các trường hợp bé đau nặng mới được chỉ định nhưng cũng hầu như chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh các nguy hiểm khác có thể xuất hiện.
- Thuốc sinh học: hiện nay các nhóm thuốc sinh học như adalimumab, abatacept, etanercept và anakinra cũng được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp để giảm đau nhức, sưng viêm nhanh chóng, giúp con thấy thoải mái hơn.
- Yếu tố chặn hoại tử khối u (TNF): một số nhóm thuốc phổ biến thuộc nhóm này như etanercept (Enbrel) hay infliximab (Remicade) có thể làm giảm tình trạng đau nhức hay xơ cứng khớp vào buổi sáng. Dù vậy thuốc cũng sẽ gây ra một vài phản ứng phụ nguy hiểm trên phố hay làm tăng nguy cơ bị ung thư hạch nên cần cực kỳ thận trọng.
Người bệnh và gia đình cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Không được tự ý tăng/ giảm hay ngừng thuốc giữa chừng vì đều có thể làm giảm tác dụng phụ trong điều trị. Trong trường hợp thấy con có các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.
Vật lý trị liệu cho trẻ bị viêm khớp dạng thấp
Trị liệu vật lý cũng là một trong những phương pháp thường được hướng đến để điều trị cho trẻ bị viêm khớp dạng thấp nhằm phục hồi các chức năng vận động, giảm đau thư giãn các khớp mà không tác động quá nhiều. Các phương pháp này thường được phối hợp giữa cả Đông và Tây y, hầu như không gây ra tác dụng phụ nên rất phù hợp cho trẻ nhỏ nếu tình trạng bệnh chưa ở mức độ quá nghiêm trọng.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng như
- Xoa bóp, bấm huyệt: việc xoa bóp sẽ giúp các khớp xương được thư giãn, nếu tác động đúng huyệt đạo sẽ làm cho máu lưu thông tuần hoàn, giảm đau nhức cực kỳ hiệu quả. Quá trình này còn kích thích đưa máu và các dưỡng chất đến các vùng bị tổn thương để nhanh chóng phục hồi.
- Chườm nóng/ chườm lạnh: đây cũng là hai phương pháp giúp giảm đau cực kỳ hiệu quả mà mẹ có thể giúp bé tại nhà để giảm đau nhức. Trong đó chườm lạnh sẽ làm tê các khớp để giảm sưng đau còn chườm nóng sẽ giúp máu tuần hoàn, giảm sưng viêm trong thời gian ngắn mà không cần dùng thuốc.
- Châm cứu: đây cũng là những phương pháp được sử dụng nhiều để cải thiện các vấn đề về xương khớp, tác động trực tiếp vào các vùng bị tổn thương và làm lành sau đó một thời gian.
- Một số bài tập phục hồi chức năng: với những bệnh nhân gặp các vấn đề về chức năng vận động cũng sẽ được chỉ định thực hiện các bài tập để phục hồi lại chức năng cầm nắm, đi lại. Các bài tập này cần có người hỗ trợ và cần sự kiên nhẫn từ bệnh nhân bởi có thể gặp rất nhiều khó khăn.
- Đeo nẹp: nếu các khớp của bé có dấu hiệu biến dạng thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định cần phải đeo nẹp để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Phụ huynh nên đưa con đến các bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp, có bác sĩ giỏi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Nếu muốn thực hiện châm cứu hay xoa bóp bạn cũng có thể tìm đến các khoa y học cổ truyền, các nhà thuốc để được hỗ trợ an toàn nhất.
Phẫu thuật cho trẻ
Trong trường hợp các tổn thương tại khớp quá nặng, khớp bị biến dạng hay có thể dẫn đến các biến chứng sang các cơ quan lân cận bác sĩ có thể chỉ định bé phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp trẻ duy trì được chức năng vận động và ngăn chặn được các hệ luỵ nguy hiểm khác có sức khỏe. Phụ huynh cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Một số phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định cho trẻ em bị viêm khớp dạng thấp như
- Phẫu thuật nội soi: mục đích là để loại bỏ phần lớp lớt ở khớp bị viêm, thường thực hiện với các tổn thương ở cổ, khuỷu tay, khớp đầu gối, hông hay trên ngón chân, ngón tay.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: thường được thực hiện nếu các tổn thương từ khớp khiến các gân lân cận bị vỡ hay hỏng, phẫu thuật sẽ sửa chữa các gân này để đảm bảo chức năng vận động bình thường của người bệnh.
- Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp: với các tổn thương quá nặng thì bác sĩ sẽ xem xét việc thay thế khớp bằng cách sử dụng các bộ phận bằng kim loại hay nhựa. Các thiết bị này có chi phí khá cao nhưng vẫn cần thực hiện để giúp trẻ có thể phát triển như bình thường.
- Phẫu thuật chỉnh trục: trong trường nặng và bệnh nhân không thể thay khớp thì sẽ được chỉ định phương pháp này để điều chỉnh lại các khớp tạm thời, giảm đau và đảm bảo các chức năng vận động như bình thường.
Gia đình nên đưa bé đến những bệnh viện uy tín, có thế mạnh về cơ sở vật chất, có bác sĩ giỏi về chuyên khoa xương khớp để đảm bảo quá trình phẫu thuật đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối.
- Chuyên gia
- Cơ sở