Viêm Khớp Dạng Thấp Huyết Thanh Dương Tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh lý mãn tính nguy hiểm thường khởi phát ở nữ giới. Hiện nay, y khoa vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Nếu bạn chủ quan trong việc tầm soát bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Định nghĩa
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là một thể của bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng ở mức phức tạp hơn. Bệnh khởi phát khi cơ thể bị các yếu tố thấp bên ngoài xâm nhập vào gây tổn thương đến mô khớp. Theo thời gian, các tổn thương này sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng và lan rộng ra các cơ quan xung quanh như sụn khớp, màng dịch khớp,... Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở mức nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều ngày liền.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh lý, xác định mức độ tiến triển của bệnh cũng như thời gian mắc bệnh. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chuyên sâu phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể lạ. Nếu trong máu người bệnh có sự xuất hiện của kháng thể lạ thì được xác định là thể bệnh huyết thanh dương tính, ngược lại sẽ được gọi là viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.
Hình ảnh
Triệu chứng
Chuyên gia xương khớp cho biết, viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh lý nguy hiểm. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là:
+ Dấu hiệu ban đầu: Khi bệnh mới khởi phát sẽ gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mất ngủ, da xanh xao, suy nhược cơ thể, ăn kém, gầy sút cân,... Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra một số vấn đề tại tim mạch, phổi hoặc xương.
+ Triệu chứng lâm sàng:
- Viêm cùng một lúc tại nhiều khớp trên cơ thể và xuất hiện cục u tại khớp xương bị ảnh hưởng, người ta thường gọi là bàn tay lạc đà hoặc bàn tay gió thổi.
- Cơn đau nhức xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng tăng dần theo thời gian. Cơn đau thường xảy ra nặng nhất vào lúc nửa đêm hoặc gần về sáng.
- Các khớp dễ khởi phát cơn đau là khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp ngón chân và khớp đầu gối. Cơn đau nhức thường diễn ra âm ỉ và kéo dài khi xuất hiện tại đốt sống cổ, khớp vai, thái dương, khớp khuỷu tay và khớp háng,
- Có triệu chứng cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, tình trạng này thường diễn ra kéo dài trên 60 phút và liên tục trên 6 tuần. Vùng da xung quanh khớp tổn thương thường khô ráp, bị nổi hồng ban và có dấu hiệu teo cơ.
- Triệu chứng của bệnh thường diễn ra đối xứng ở hai bên của cơ thể, điều này đã làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh lý và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên Nhân
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có thể khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có thể chủ động trong việc phòng ngừa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Độ tuổi, giới tính: Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính khởi phát ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là những người đã bước qua độ tuổi 40.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị viêm khớp dạng thấp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính cao hơn so với những người khác.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Vi khuẩn và virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây phá hủy tế bào bạch cầu trong máu. Điều này đã tạo cơ hội cho kháng thể lạ xâm nhập và tấn công vào khớp, kích thích khởi phát bệnh. Các chủng virus gây bệnh thường gặp là Mycoplasma, Retrovirus, vi khuẩn đường ruột,...
- Hệ miễn dịch kém: Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở những người có hệ miễn dịch yếu kém như người bị tiểu đường, HIV, xơ gan,... Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể sẽ không có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại và tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân sẽ khiến hệ thống xương khớp và mô mềm xung quanh khớp chịu áp lực rất lớn. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành và gây tổn thương lan rộng.
- Môi trường sống: Sống trong môi trường bị nhiễm vi chất amiang hoặc vi chất silica cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính khởi phát.
- Yếu tố khác: Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính cũng có thể khởi phát do tác động từ một số yếu tố khác như stress kéo dài, sang chấn tâm lý, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo,...
Biến chứng
Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính nếu không được kiểm soát tốt sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và gây tổn thương nghiêm trọng đến khớp. Lúc này, người bệnh có thể mất đi khả năng di chuyển, khả năng vận động và không thể tự thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Nếu bệnh khởi phát ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai và làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Đồng thời, viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính còn tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khởi phát như tắc nghẽn phổi mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh ung thư,... Với những trường hợp nghiêm trọng sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Hiện nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Việc điều trị bệnh chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và phát sinh biến chứng. Vì vậy, người bệnh phải tìm cách để sống chung với bệnh suốt đời.
Phòng ngừa
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh lý khó điều trị khỏi và dễ phát sinh biến chứng nếu không được can thiệp đúng cách. Để triệu chứng của bệnh nhanh chóng được kiểm soát thì ngoài việc dùng thuốc bạn cũng nên áp dụng thêm các mẹo hỗ trợ điều trị sau đây:
+ Xoa bóp, bấm huyệt: Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể tiến hành xoa bóp hoặc bấm huyệt để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cách này còn có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu và giúp cơ hoạt động linh hoạt hơn. Từ đó, khả năng vận động của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
+ Tập luyện: Khi bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính, bạn cũng nên dành thời gian để tập luyện giúp tăng tuần hoàn máu đến khớp, giảm viêm sưng và đau nhức, làm thư giãn khớp và cải thiện độ linh hoạt của khớp xương. Hai bài tập được chuyên gia khuyến khích tập luyện là bài tập giơ chân và bài tập ưỡn người.
+ Ăn uống hợp lý: Điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp giúp cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm giàu acid béo lành mạnh, canxi, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ thức ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn nhiều muối, chất kích thích,...
+ Thay đổi lối sống sinh hoạt: Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh trong suốt quá trình điều trị bệnh để cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn không cho bệnh chuyển biến nặng. Ví dụ như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài,...
+ Kiểm tra sức khỏe: Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi mức độ tiến triển của bệnh. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra triệu chứng bất thường và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đó, quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra tốt hơn và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.
Biện pháp điều trị
Đây là phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến nhất, giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Các loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh là:
- Thuốc giảm đau ( Paracetamol hoặc Codein): Thuốc có tác dụng giảm đau nhức, giúp người bệnh có thể đi lại dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng viêm không steroid (Celecoxib, Etoricoxib, Meloxicam): Thuốc có tác dụng giảm viêm đau và sưng đỏ tại khớp.
- Thuốc chống thấp khớp (Ethotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide): Thuốc có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tại khớp tiếp tục tiến triển nặng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Thuốc sinh học ức chế tế bào T hoặc B (Enbrel, Humira): Thuốc được chỉ định sử dụng với những trường hợp không đáp ứng điều trị với các loại thuốc ở trên.
Dùng thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng khi người bệnh có sức khỏe tổng thể tốt. Nếu đang mắc bệnh lý về dạ dày, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc Tây y để tránh gây hại đến cơ quan này.
Để đảm bảo an toàn, bạn cần dùng thuốc trị bệnh theo đúng đơn kê mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang mắc phải để có thể điều chỉnh đơn thuốc điều trị cho phù hợp.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Với những trường hợp bệnh có sức khỏe tổng thể không được tốt như người lớn tuổi, người có sức đề kháng suy yếu, mắc bệnh lý gan thận,... thì nên sử dụng mẹo chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian thay cho Tây y. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe ngay cả khi dùng trong thời gian dài. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
+ Dùng mật ong và bột quế: Cho 10ml mật ong nguyên chất và 5 gram bột quế vào trong 250ml nước ấm. Dùng thìa khuấy đều lên cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm. Nên sử dụng hỗn hợp này 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
+ Bài thuốc từ thảo dược: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 20 gram rễ trinh nữ, 20 gram rễ bưởi, 20 gram rễ cúc tần và 10 gram rễ đinh lăng. Đem toàn bộ số dược liệu trên đi rửa sạch với nước, thái nhỏ rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Đem đi sắc kỹ rồi chắt lấy nước, chia thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt.
- Chuyên gia
- Cơ sở