Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào với đặc trưng là viêm nhiễm tại khớp do vi khuẩn. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh phát sinh biến chứng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn được gọi là viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp sinh mủ. Đây là hiện tượng nhiễm trùng tại khớp xương do vi khuẩn, vi nấm hoặc vi sinh vật,…gây ra. Bệnh lý này thường khởi phát sau khi tác nhân gây hại tấn công vào khớp và chất lỏng bao quanh sụn khớp gây viêm nhiễm. Thông thường, tác nhân gây hại sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương hở rồi lây lan đến các cơ quan khác như đường máu, mô xương khớp,… Đồng thời, bệnh cũng có thể khởi phát sau một chấn thương xuyên thấu, khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào trong khớp.
Chuyên gia cho biết, viêm khớp nhiễm trùng thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp lớn trên cơ thể như đầu gối, vai, hông,… và ít khi ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc. Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở trẻ em, người cao tuổi và người bị suy giảm hệ miễn dịch. Khi hiện tượng nhiễm trùng xảy ra tại khớp sẽ gây hỏng xương và sụn. Vì thế, bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Hình ảnh
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn khá giống với các bệnh lý viêm khớp khác khiến bạn dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt bệnh lý này thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Xuất hiện cơn đau nhức dữ dội tại vùng khớp bị nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh cử động khớp sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Quan sát bên ngoài thấy khớp bị sưng tấy và đỏ da, dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác nóng rát khá khó chịu.
- Một số triệu chứng toàn thân mà người bệnh phải đối mặt là sốt trên 38 độ, ớn lạnh, mất sức, chán ăn, mệt mỏi, dễ cáu gắt,…
- Có cảm giác tức ngực và tim đập nhanh hơn bình thường.
Nguyên Nhân
Chuyên gia xương khớp cho biết, sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm men,… vào trong khớp là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Trong đó, thường gặp nhất là vi khuẩn Staphylococcus, chúng luôn tồn tại trên da người. Khi bạn bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn sẽ theo đó để xâm nhập vào mạch máu rồi tấn công đến các khớp xương. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh mà bạn cần lưu ý là:
- Mắc bệnh lý tại khớp: Viêm khớp nhiễm khuẩn rất dễ khởi phát ở những người đang mắc các bệnh lý mãn tính tại khớp như viêm khớp, gout, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,… Nếu bạn đã từng bị chấn thương khớp, phẫu thuật chỉnh hình hoặc dùng khớp nhân tạo cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Dùng thuốc điều trị viêm khớp: Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, điều này đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào khớp và gây ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Mắc bệnh lý về da: Bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người có làn da mỏng và dễ bị tổn thương sẽ có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn bình thường. Nếu mắc các bệnh lý mãn tính ngoài da như vảy nến, chàm,… cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công vào khớp gây nhiễm trùng.
- Yếu tố khác: Ngoài các yếu tố thường gặp ở trên, bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như hệ miễn dịch suy yếu, xuất hiện vết thương hở gần khớp xương, bị tiểu đường hoặc gặp vấn đề về gan thận, côn trùng cắn,…
Biến chứng
Chuyên gia cho biết, viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh gây tổn thương mô xương. Nếu chậm trễ trong việc điều trị có thể gây ra các biến chứng sau đây:
- Viêm tủy xương: Trường hợp bao hoạt dịch bị phá hủy hoàn toàn, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào trong sụn và tế bào xương gây chết mô xương. Lúc này, bạn cần phải làm phẫu thuật để cắt bỏ chúng.
- Biến dạng, bào mòn xương: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp nhiễm trùng. Khi tác nhân gây hại tấn công vào mô xương sẽ làm thay đổi cấu trúc xương. Điều này đã khiến cho xương bị biến dạng và bào mòn ở mức độ nghiêm trọng.
- Cứng xơ khớp: Đây cũng được xem là biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Biến chứng này xảy ra khi bao hoạt dịch bị tổn thương và làm cho sụn khớp bị mất đi tính đàn hồi vốn có. Lúc này, sunh khớp sẽ trở nên xơ cứng gây khó khăn khi cử động.
Biện pháp điều trị
Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Một số loại xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là phân tích dịch khớp, xét nghiệm máu và chụp x-quang. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn có người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị y tế
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cần được điều trị y tế để tránh gây nhiễm khuẩn lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và tác nhân gây bệnh để lên phác đồ điều trị. Thông thường, bệnh lý này sẽ được chữa trị bằng các cách sau đây:
+ Dùng thuốc Tây y
Sau khi đã xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh điều trị cho phù hợp. Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là Oxacillin, Penicillin, Ciprofloxacin,… Vào những ngày đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng kháng sinh bằng đường tiêm tĩnh mạch, sau đó mới chuyển sang dùng thuốc đường uống.
Thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh thường kéo dài từ 2 – 6 tuần. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi sức khỏe sát sao để sớm phát hiện các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và nôn,… để có biện pháp xử lý đúng cách. Việc dùng kháng sinh điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh bị kháng kháng sinh, khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
+ Chọc hút dịch khớp
Với những trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc Tây y, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dịch khớp để giảm sưng đau và ngăn ngừa tổn thương tại khớp. Hai thủ thuật chọc hút dịch khớp được áp dụng phổ biến là:
- Chọc hút dịch khớp bằng kim tiêm: Bác sĩ sẽ đâm kim tiêm vào khu vực bị ảnh hưởng và hút dịch khớp ra bên ngoài nhờ áp lực từ ống xi lanh.
- Chọc hút dịch khớp thông qua thiết bị nội soi: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tạo một vết thương hở nhỏ trên vùng khớp bị tổn thương để đưa ống hút và ống dẫn lưu vào. Đầu ống sẽ được gắn thiết bị nội soi, thông qua hình ảnh thu được bác sĩ có thể xác định vị trí nhiễm trùng rồi tiến hành hút dịch khớp ra bên ngoài.
+ Phẫu thuật
Trường hợp tổn thương tại khớp đã tiến triển sang mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp mổ hở. Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ các tổ chức bị nhiễm trùng như sụn khớp, xương,… Với những trường hợp nhiễm khuẩn khớp nhân tạo, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khớp nhân tạo và yêu cầu dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liên tục trong 4 – 6 tuần. Sau kết thúc liệu trình điều trị, bác sĩ sẽ xem xét rồi mới đưa ra kết luận có nên làm lại khớp nhân tạo hay không.
Phương pháp phẫu thuật cũng được chỉ định thực hiện ở những trường hợp bị nhiễm khuẩn tại các khớp sâu (điển hình là khớp háng) để tránh gây tổn thương hoặc hư hỏng xương chỏm đùi. Sau phẫu thuật, người bệnh cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi khá dài để có thể phục hồi hoàn toàn, thường là từ 1 – 2 tháng.
Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị y tế, bạn cũng có thể áp dụng thêm các mẹo điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh lý này gây ra. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:
- Dùng muối biến: Xả nước ấm vào bồn rồi cho 2 thìa canh muối biển epsom vào. Hòa tan muối biển rồi tiến hành ngâm mình trong khoảng 30 phút là được. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức rất tốt.
- Dùng đu đủ: Đu đủ sau khi mua về đem sơ chế sạch nhựa, loại bỏ phần hạt bên trong rồi cắt miếng vừa ăn. Cho 1/2 quả đu đủ đã sơ chế vào nồi cùng với 20 gram ý dĩ. Thêm nước vào rồi bắc lên bếp hầm đến khi chín nhừ là được. Sử dụng món ăn này mỗi ngày một lần, nên dùng hết cả nước lẫn cái để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn nếu không được điều trị đúng cách. Để phòng ngừa bệnh lý và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt,… Cần hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp,…
- Bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày thông qua nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước ép rau,… Nói không với rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích,…
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng xương khớp. Tốt nhất, bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện.
- Khi trên da có vết thương hở, nên vệ sinh và sát trùng sạch sẽ. Trường hợp xuất hiện vết thương hở ở gần khớp, nên đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn xử lý, tránh bị nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng đến xấu đến hoạt động của hệ miễn dịch.
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu khiến bạn gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm khớp nhiễm khuẩn, bạn nên điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà.
- Chuyên gia
- Cơ sở