Viêm Khớp Cổ Chân

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm khớp cổ chân là dấu hiệu cho thấy khớp cổ chân đang bị tổn thương. Bệnh lý này có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào do nhiều người nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là người trung niên. Triệu chứng viêm sưng và đau nhức tại khớp do bệnh lý này gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và tạo ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Định nghĩa

Trên cơ thể người, khớp cổ chân có kích thước khá lớn và đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Chức năng chính của khớp này là vận động và gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Chính vì thế, khớp cổ chân là một trong những khớp rất dễ bị tổn thương và khởi phát bệnh lý.

Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý thường gặp. Bệnh xảy ra khi khớp giảm tiết dịch bôi trơn khiến đầu xương bị tổn thương. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau nhức và cứng khớp. Thông thường, bệnh viêm khớp cổ chân sẽ khởi phát qua hai giai đoạn, cụ thể là:

  • Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn đầu của bệnh với triệu chứng đặc trưng là đau nhói và sưng đỏ ở cổ chân. Nếu người bệnh di chuyển, cơn đau sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung quanh và giảm dần khi nghĩ ngơi.
  • Giai đoạn thứ phát: Tình trạng viêm phát triển mạnh mẽ khiến sụn bị tổn thương, hình thành nên gai xương và gây đau nhức dữ dội. Khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn thứ phát người bệnh cần phải điều trị đúng cách, tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và phát sinh biến chứng.

Chuyên gia xương khớp cho biết, viêm khớp cổ thân là bệnh lý thường gặp ở những người đã bước qua độ tuổi trung niên do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Thông thường, nguy cơ mắc bệnh sẽ tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tuy nhiên, hiện tại bệnh lý này đang có dấu hiệu trẻ hóa khi mà số người trẻ mắc bệnh ngày càng cao. Đặc biệt là nhân viên văn phòng, người lao động chân tay,...

Hình ảnh

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh lý này là đau nhức và sưng viêm tại khớp. Dựa vào mức độ tổn thương tại khớp mà người bệnh sẽ có thêm một số triệu chứng đi kèm khác. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp cổ chân bạn cần nắm rõ để sớm nhận biết ra bệnh khi chẳng may mắc phải:

  • Xuất hiện triệu chứng đau nhói đột ngột tại khớp cổ chân mỗi khi tham gia các hoạt động như chơi thể thao, chạy nhảy,... Nếu người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dần được đẩy lùi và thuyên giảm hoàn toàn. Vào những ngày trời chuyển lạnh thì cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vùng cổ chân tổn thương bị viêm sưng và nóng đỏ. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng ra xung quanh và đến vùng mắt cá chân.
  • Khi người bệnh di chuyển khớp cổ chân sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc hoặc lạo xạo. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như sốt, mệt mỏi kéo dài,...

Nguyên Nhân

Viêm khớp cổ chân gây ra triệu chứng đau nhức khá khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây ra bệnh để có thể chủ động trong việc phòng ngừa. Chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh viêm khớp cổ chân khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:

+ Lão hóa: Khi đã bước qua độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này đã khiến cho hệ xương khớp trở nên yếu dần, hoạt động bất bình thường và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Lúc này, quá trình phục hồi tổn thương tại khớp sẽ không còn mạnh mẽ lúc đầu và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm khớp.

+ Chấn thương: Viêm khớp cổ chân cũng có thể khởi phát khi bạn đã từng bị chấn thương cổ chân mà không điều trị dứt điểm hoặc để tình trạng chấn thương tại khớp diễn ra quá nhiều lần. Chấn thương rất dễ xảy ra khi bạn tham gia một số hoạt sống hàng ngày như đi bộ, chơi thể thao,... Các loại chấn thương thường gặp là bong gân, trật khớp, gãy xương,...

+ Thừa cân: Khớp cổ chân phải chịu áp lực từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn bị thừa cân, áp lực lên khớp cổ chân sẽ ngày càng gia tăng và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp cổ chân. Điều này đã tạo cơ hội cho các bệnh lý tại khớp cổ chân khởi phát, thường gặp nhất là viêm khớp cổ chân.

+ Lười vận động: Thói quen lười vận động của người trẻ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân thường gặp. Lười vận động sẽ khiến quá trình tiết dịch bôi trơn tại khớp bị suy giảm đáng kể và gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Nếu tình trạng diễn ra kéo dài sẽ làm giảm mật độ xương, khi bạn thực hiện các vận động hàng ngày sẽ khiến khớp dễ bị tổn thương hơn bình thường. Lười vận động được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ hóa của bệnh viêm khớp cổ chân.

+ Bệnh lý: Viêm khớp cổ chân cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác như thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, loãng xương, nhiễm trùng khớp,... Ở trường hợp này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách giúp nhanh chóng kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh.

+ Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên thì bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể khởi phát do tác động từ một số nguyên nhân ít gặp khác như căng thẳng kéo dài, dị tật bẩm sinh tại khớp cổ chân, di truyền từ người thân trong gia đình,..

Phòng ngừa

Viêm khớp cổ chân rất dễ khởi phát trở lại nếu bạn tiếp tục duy trì lối sống thiếu khoa học. Nếu bệnh tái phát quá nhiều lần sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ phát sinh biến chứng. Để phòng ngừa bệnh lý này thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Cần cẩn thận khi tham gia các vận động thể chất. Tránh tình trạng té ngã hoặc va chạm mạnh khiến khớp cổ chân bị chấn thương. Nên sử dụng đồ bảo hộ khớp khi chơi thể thao, sử dụng giày dép phù hợp khi di chuyển hoặc tập thể dục, hạn chế sử dụng giày cao gót,...
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng tăng cân đột ngột gây áp lực lớn lên khớp xương. Với những trường hợp thừa cân béo phì, bạn nên lên kế hoạch giảm cân sao cho khoa học.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để khớp cổ chân bị căng thẳng quá mức. Không nên thực hiện lặp lại một động tác tại khớp cổ chân trong thời gian dài hoặc đứng quá lâu.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Nên tăng cường sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây tươi, cá béo, dầu thực vật,...
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách không sử dụng caffein, ngủ đúng giờ và đủ giấc, vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, không sử dụng thiết bị điện tử khi vào phòng ngủ,... Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương tại xương khớp diễn ra tốt hơn.
  • Duy trì thói quen vận động thể chất mỗi ngày giúp hỗ trợ làm lành tổn thương tại khớp. Người bệnh nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe,... Tránh các bộ môn thể thao vận động mạnh để tránh chấn thương.
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tổn thương tại khớp. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường tại khớp để có thể đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm khớp cổ chân bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa khi ở giai đoạn sớm. Vì vậy, khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ chân, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh lý. Đồng thời, trong quá trình thăm khám bác sĩ còn xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như tổn thương tại khớp để có thể đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Hiện nay, y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Dựa vào mức độ bệnh trạng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu với trường hợp bệnh nhẹ, còn phẫu thuật sẽ được thực hiện với những trường hợp bệnh nặng.

+ Dùng thuốc Tây y: Hầu hết các trường hợp bệnh đều được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát nhanh chóng triệu chứng của bệnh, từ đó người bệnh có thể tham gia các hoạt động sống một cách bình thường. Thành phần dược tính trong thuốc còn có tác dụng ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng. Các loại thuốc Tây thường được kê đơn điều trị bệnh lý này là thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ bắp, thuốc tiêm corticoid tại chỗ, viên uống bổ sung vitamin,...

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh, cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hoặc tự ý thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Vật lý trị liệu: Với những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc phối hợp với vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Phẫu thuật: Nếu bệnh viêm khớp cổ chân đã chuyển biến nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật để giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Các liệu pháp phẫu thuật điều trị bệnh thường được áp dụng là nội soi cổ chân giúp loại bỏ gai xương, cắt bỏ một phần khớp bị tổn thương và thay thế khớp cổ chân.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần có thời gian vật lý trị liệu khá dài để phục hồi chức năng của khớp. Đồng thời, trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn nên chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết, người bệnh cũng phải cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Đây là mẹo trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người áp dụng tại nhà. Dùng thuốc Nam mang lại hiệu quả khá tốt với những trường hợp bệnh nhẹ nhưng khá chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài mới thấy bệnh chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Bài thuốc từ tỏi tươi

  • Tỏi tươi sau khi mua về đem lột vỏ, rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Cho khoảng 40 gram tỏi tươi đã bóc vỏ vào lọ thủy tinh rồi đổ 100ml rượu trắng vào. Đậy kín nắp lọ rồi đặt ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Ngâm hỗn hợp trên cho đến khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng để trị bệnh. Bạn nên lắc đều lọ mỗi ngày trong suốt quá trình ngâm.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một lượng rượu tỏi vừa đủ để xoa bóp lên vùng khớp cổ chân bị viêm, thực hiện với tần suất 2 lần/ngày là được.
  • Áp dụng mẹo trị bệnh này liên tục trong 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.

+ Bài thuốc từ vỏ sầu riêng

  • Vỏ sầu riêng đem đi rửa sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Dùng dao thái nhỏ vỏ sầu riêng rồi bảo quản trong bọc nilon kín dùng dần.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một lượng vỏ sầu riêng vừa đủ để sắc lấy nước uống. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

+ Bài thuốc từ cỏ xước

  • Rửa sạch một nắm cỏ xước tươi rồi để cho ráo nước. Dùng dao thái nhỏ dược liệu rồi cho vào cối giã nát.
  • Sau đó, sử dụng phần dược liệu đã giã nát đắp trực tiếp vào khớp cổ chân bị đau nhức rồi dùng gạc y tế băng cố định lại.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 phút giúp thành phần dược tính trong thảo dược thẩm thấu vào sâu bên trong da, sau đó tháo ra rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng mẹo trị bệnh này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tốt.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android