Viêm Khớp Mắt Cá Chân
Mắt cá chân bị đau, sưng tấy không còn là tình trạng hiếm gặp. Đây có thể chính là dấu hiệu của bệnh viêm khớp mắt cá chân. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chức năng vận động của chúng ta. Vậy cụ thể cần điều trị như thế nào cho đạt kết quả tốt nhất? Bạn đọc hay theo dõi tiếp các thông tin sau.
Định nghĩa
Viêm khớp mắt cá chân được các chuyên gia xương khớp định nghĩa là chứng bệnh nhiễm khuẩn ở vùng mô sụn của khớp mắt cá chân. Bệnh sẽ thường xuất hiện với triệu chứng ban đầu có thể nhận biết thông qua mắt thường chính là hiện tượng bị đau, sưng ở mắt cá chân. Tuy nhiên, chứng sưng đau này lại khá thường gặp nên nhiều người vẫn còn tâm lý chủ quan. Nhưng có thể bạn chưa biết rằng, đó cũng có khả năng là dấu hiệu của những bệnh lý khác cũng khá nguy hiểm như: Xương khớp, tim mạch, suy gan thận,...
Nếu không có cách chữa trị sớm có thể gây ra tràn dịch khớp, dính khớp, khớp biến dạng khiến bệnh nhân bị tàn tật, chức năng vận động suy giảm vĩnh viễn.
Thực tế, viêm đau khớp mắt cá chân có thể gặp phải ở mọi đối tượng không phân biệt lứa tuổi. Đặc biệt ở những trường hợp thường xuyên vận động khớp mắt cá chân như các cầu thủ, những người bị gout hoặc mắc các bệnh lý liên quan tới xương khớp mãn tính.
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm khớp mắt cá chân không khó nhận biết vì bệnh có những biểu hiện rất rõ ràng ra bên ngoài như sau:
- Bạn bị đau nhức tại mắt cá chân, cơn đau xuất hiện theo những đợt dữ dội hoặc cũng có thể âm ỉ kéo dài liên tục.
- Khớp mắt cá chân bị sưng, vị trí ở hai bên lệch nhau một cách rõ rệt. Khi bạn ấn vào vị trí sưng sẽ thấy đau, cứng, khớp ửng đỏ và nóng ran.
- Bệnh nhân khó khăn trong việc vận động, khi bước đi sẽ luôn cảm thấy đau nhức ở phần mắt cá chân và cổ chân.
- Phần khớp mắt cá chân tổn thương sẽ bị cứng nếu không vận động trong một thời gian dài, đặc biệt vào buổi sớm khi vừa thức dậy.
Khi khớp mắt cá chân đau nhức, người bệnh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, ngại vận động và lâu dần có thể bị teo cơ, yếu cơ. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu trên, cần sớm đến cơ sở y tế để đăng ký thăm khám kịp thời.
Nguyên Nhân
Khớp mắt cá chân chính là vị trí cử động cơ bản khi chúng ta di chuyển, do đó rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phần khớp này cũng là nơi tập trung không ít các dây thần kinh cùng với mạch máu nên sẽ càng dễ bị viêm nhiễm bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể các yếu tố tác động làm khởi phát viêm ở khớp mắt cá chân gồm:
- Viêm nhiễm bởi di truyền: Bệnh viêm khớp mắt cá chân hoàn toàn có thể tự phát do yếu tố di truyền. Ở những người có bố mẹ từng bị viêm khớp ở mắt cá chân sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn 11% so với người bình thường.
- Do chấn thương: Chấn thương bong gân ở mắt cá chân rất thường gặp với những ai chơi thể thao, đặc biệt người chơi đá bóng. Ngoài ra, khi bạn bị trẹo chân cũng dễ làm cho khớp mắt cá chân bị tổn thương, đau nhức và sưng viêm khá rõ rệt.
- Vi khuẩn tấn công: Đây là hiện tượng vi khuẩn tấn công đến các vùng lân cận sau đó xâm nhập vào khớp và hình thành nên phản ứng viêm. Không chỉ phần khớp mắt cá chân, các vị trí khác như khớp vai, khớp đầu gối, cổ tay, khớp hông đều rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Xương khớp thoái hóa: Tình trạng thoái hóa xương thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng cũng có những người trẻ tuổi bị bệnh lý này khá sớm. Bệnh sẽ làm xương khớp yếu hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công cũng như dễ nứt vỡ, gãy.
- Các biến chứng từ những bệnh lý xương khớp khác: Nếu bạn bị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, gout, viêm khớp dạng thấp cũng sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp mắt cá chân khá cao.
Phòng ngừa
Viêm khớp mắt cá chân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của người bệnh. Do đó, chúng ta phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hợp lý để không cho bệnh cho nguy cơ khởi phát. Bạn hãy chú ý tới việc ăn uống cũng như nghỉ ngơi sinh hoạt hàng ngày như sau:
- Cần phải chú ý đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Các bạn ghi nhớ hạn chế các thói quen không tốt như ngồi xổm, đứng quá lâu hoặc bạn đứng không đúng tư thế. Chúng ta phải tăng cường việc luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe đường bằng. Yếu tố này sẽ giúp cho khớp mắt cá chân của bạn được vận động linh hoạt hơn.
- Bạn chú ý luôn giữ ấm chân vì mắt cá chân và khớp chân là khu vực rất dễ xảy ra viêm đau khi thời tiết chuyển lạnh. Vào mùa đông cần đặc biệt giữ ấm cho đôi chân bằng việc đi tất khi đi ngủ, mang giày chống nước vào ngày mưa để phòng ngừa các bệnh liên quan tới khớp mắt cá chân.
- Khi xảy ra các chấn thương ở mắt cá chân, bệnh nhân cần tiến hành chữa trị nhanh chóng. Việc này sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được những biến chứng liên quan tới khớp cũng như xương khớp có thể phục hồi nhanh chóng hơn.
- Đối với chế độ ăn uống, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để xương luôn được chắc khỏe. Điều đó không chỉ có lợi cho khớp mắt cá chân mà toàn bộ hệ thống xương cũng như sức khỏe tổng thể đều được chăm sóc một cách tốt nhất. Hãy tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D, K, C, canxi, Chondroitin, Glucosamine,... Tránh các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất kích thích hay các thực phẩm làm giảm lượng canxi trong xương.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe sẽ giúp chúng ta nắm bắt được tình trạng cơ thể, kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của xương khớp. Nhờ vậy bạn có thể chữa trị một cách kịp thời nhất.
Biện pháp điều trị
Tây y đang ngày càng phát triển và cho ra đời những cách chữa bệnh có hiệu quả rất cao, giúp bệnh nhân chống lại các cơn đau nhức dai dẳng nhanh chóng.
Điều trị nội khoa
Đây là cách sử dụng các đơn thuốc tập trung vào việc giảm nhanh những triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân. Theo đó, bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều chỉ sau một vài lần bạn dùng thuốc. Những loại thuốc chữa viêm đau khớp được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Thuốc có công dụng chống viêm: Dilofena, Corticosteroid, Motrin IB,...
- Thuốc làm giảm đau: NSAID, Acetaminophen, Tramadol, Hydrocodone,...
- Một vài thuốc sinh học khác gồm: Etanercept, Certolizumab, Infliximab,...
Người bệnh trong quá trình dùng thuốc Tây y chữa viêm đau khớp mắt cá chân cần lưu ý có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Đặc biệt khi bạn dùng thuốc quá liều, dùng sai cách hay tự thay đổi đơn thuốc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, bệnh cũng trở nặng hơn và việc chữa trị về sau gặp không ít khó khăn.
Chữa trị ngoại khoa
Với các bệnh nhân viêm khớp mắt cá chân không thu được hiệu quả khi dùng thuốc, viêm chuyển nặng, phần sụn khớp bị phá hủy nhiều sẽ cần thực hiện phẫu thuật. Có thể là kỹ thuật thay thế khớp, nối khớp hoặc tạo hình cho khớp.
Ưu điểm của phương pháp này chính là tác động trực tiếp tới các vị trí sưng viêm mang đến hiệu quả tức thời. Nhưng đồng thời bệnh nhân cũng cần lưu ý không phải ai cũng có thể thực hiện mổ và chi phí cần chuẩn bị khá tốn kém.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian giúp cải thiện bệnh viêm khớp mắt cá chân tại nhà với các nguyên liệu sau:
- Gạo nếp cẩm: Có thể sử dụng gạo để nấu chè, nấu sữa chua thưởng thức mỗi ngày. Món ăn này khá ngon miệng và được đánh giá mang tới hiệu quả cải thiện viêm đau khớp rất tốt.
- Khế chua: Bệnh nhân sử dụng khế chua thái lát để ép lấy phần nước cốt. Nấu nước khế với một chút đường phèn và 1 - 2 lát gừng để uống mỗi ngày.
- Cà tím: Bạn sơ chế cà tím cho thật sạch, tiếp đó thái mỏng và nấu với nước sôi. Phần nước thu được sẽ dùng để uống hết trong ngày.
- Lá lốt: Rửa sạch một nắm lá rồi đun với nước cho sôi kỹ. Bỏ đi phần bã rồi bạn lấy nước cốt uống sau mỗi bữa ăn.
- Chuyên gia
- Cơ sở