Đau Thượng Vị
Cơn đau vùng thượng vị dạ dày là một tình trạng đau xảy ra tại vùng bên dưới lồng ngực và trên rốn. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi gặp phải đau vùng thượng vị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và nhận biện pháp điều trị cụ thể.
Định nghĩa
Đau thượng vị là thuật ngữ chỉ cơn đau hoặc cảm giác khó chịu ở ngay bên dưới xương sườn tại khu vực bụng trên. Cơn đau thường xảy ra kèm với các triệu chứng đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau dạ dày, ợ chua, đầy hơi và chướng bụng.
Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như ăn quá nhiều, không dung nạp thức ăn hoặc liên quan đến nhiều điều kiện sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản.
Không giống như đau dạ dày, thường xuất hiện khi dạ dày trống, đau thượng vị thường xảy ra sau khi ăn và những lúc no. Ngoài ra, cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Điều quan trọng là cần phân biệt được các nguyên nhân cơ bản gây đau thượng vị. Người bệnh có thể tham khảo một số nguyên nhân và dấu hiệu liên quan trong bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Vùng thượng vị chứa nhiều mô và cơ quan khác nhau, do đó các nguyên nhân gây đau có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số nguyên nhân cơ bản bao gồm:
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược axit dạ dày thực quản xảy ra khi một lượng axit hoặc thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể dẫn đến đau ở ngực và cổ họng. Nếu tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên và không được điều trị phù hợp, sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày.
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng trào ngược dạ dày bao gồm:
- Ợ nóng;
- Khó tiêu;
- Có vị chua bất thường trong miệng;
- Đau họng hoặc khàn giọng;
- Cảm thấy có khối u trong cổ hong;
- Ho liên tục.
Trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.
2. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày và thuật ngữ để chỉ chung một nhóm các bệnh lý dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm này thường là do nhiễm vi khuẩn, thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc uống quá nhiều rượu.
Viêm dạ dày có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Đau thượng vị hoặc nhức nhối ở vùng bụng trên, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi ăn;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Đi ngoài phân đen;
- Có cảm giác đầy bụng trên ngay sau khi ăn.
Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính và dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp.
3. Ăn quá nhiều
Khi ăn quá nhiều, dạ dày bị mở rộng ra ngoài kích thước bình thường. Điều này dẫn đến áp lực lên các cơ quan xung quanh và dẫn đến đau thượng vị. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở do không gian phổi bị thu hẹp, gây khó khăn khi hít thở.
Ăn quá nhiều cũng có thể khiến axit và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này dẫn đến đau vùng thượng vị, ợ nóng, đau rát thực quản.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống vô độ, thiếu khoa học, thường xuyên nôn mửa sau khi ăn, cũng có thể dẫn đến đau thượng vị.
4. Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa và các phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai. Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều có chứa một lượng đường, được gọi là lactose.
Lactose là một loại enzym quan trọng để phá vỡ đường lactose. Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng enzyme lactose cần thiết. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Cảm thấy đầy hơi;
- Đau vùng thượng vị dạ dày;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn;
- Nôn.
5. Thường xuyên uống rượu
Theo các nghiên cứu, uống rượu ở mức độ vừa phải (1 ly mỗi ngày) không gây đau thượng vị. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu trong một lần hoặc nghiện rượu kéo dài, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Uống quá nhiều rượu cũng dẫn đến một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:
- Viêm niêm mạc dạ dày;
- Đau dạ dày;
- Viêm tụy;
- Các bệnh lý về gan.
Các bệnh lý này đều có thể dẫn đến đau thượng vị.
6. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) bị tổn thương do vi khuẩn hoặc sử dụng quá nhiều thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau.
Các triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến bao gồm:
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Cảm thấy no khi chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn;
- Đau thượng vị, cơn đau thường nghiêm trọng hơn sau khi ăn;
- Xuất huyết dạ dày, với các biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao hoặc khó thở.
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
7. Viêm thực quản
Viêm thực quản là tình trạng xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm trào ngược axit dạ dày, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng thực quản do sử dụng thuốc trong thời gian dài. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm niêm mạc thực quản có thể dẫn đến sẹo niêm mạc thực quản.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.
- Có vị chua bất thường ở bên trong miệng.
- Ho khan.
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
Viêm thực quản cần được điều trị phù hợp để tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu nhận thấy tình trạng đau thượng vị hoặc viêm thực quản.
8. Viêm túi mật hoặc sỏi mật
Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của các vấn đề ở túi mật, chẳng hạn như viêm hoặc sỏi mật. Sỏi mật có thể dẫn đến đau đớn dữ dội và cần nhập viện để điều trị phẫu thuật ngay lập tức.
Các triệu chứng viêm túi mật phổ biến bao gồm:
- Không có cảm giác thèm ăn.
- Đau đớn dữ dội xung quanh túi mật (phía trên bên phải của dạ dày).
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Sốt cao.
- Phân có màu đất sét.
- Da vàng.
9. Đau thượng vị khi mang thai
Đau nhẹ ở vùng thượng vị khi mang thai xảy ra khi thai nhi phát triển, dẫn đến áp lực lớn lên vùng thượng vị. Điều này cũng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Do đó, phụ nữ mang thai cũng có thể thường xuyên bị ợ nóng.
Tuy nhiên, đau thượng vị trong thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, được gọi là tiền sản giật. Tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng của mẹ và trẻ. Do đó, nếu bị đau vùng thượng vị kéo dài hoặc dữ dội, thai phụ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau thượng vị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim mạch. Các triệu chứng kèm theo bao gồm khó thở, đau vùng ngực, cơn đau có thể lan đến đến cánh tay. Các vấn đề tim mạch cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các biến chứng liên quan.
Chăm sóc tại nhà
Trong các trường hợp đau thượng vị không nghiêm trọng hoặc cơn đau xuất hiện từng cơn, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng một số biện pháp như:
- Sử dụng nước ép nha đam: Nha đam hay lô hội là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho các vấn đề dạ dày và tiêu hóa. Người bệnh có thể uống một ly nước ép lô hội trước bữa ăn để cải thiện các vấn đề ở dạ dày.
- Trà gừng: Trà gừng là một phương pháp điều trị các vấn đề vệ dạ dày phổ biến và hiệu quả cao. Cụ thể, trà gừng có thể trung hòa acid trong dạ dày và chữa lành các mô bị viêm trong đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa các cơn đau.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc chứa các hoạt chất có thể chống lại các triệu chứng đau thượng vị bằng cách làm dịu dạ dày. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng để làm giảm chứng ợ nóng.
- Sữa chua: Sữa chua là sản phẩm lên men có thể cân bằng số lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa các cơn đau dạ dày và đau thượng vị.
- Trà bạc hà: Trà bạc hà được chiết xuất từ lá bạc hà, được sử dụng để cải thiện các cơn đau thượng vị. Tuy nhiên, trà bạc hà không được khuyến khích sử dụng đối với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bởi vì bạc hà có thể kích thích trào ngược axit dạ dày.
Câu hỏi thường gặp
Đau thượng vị có nguy hiểm không?
Thông thường, đau thượng vị không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định.
Một số nguyên nhân nghiêm trọng liên quan đến tình trạng đau thương vị bao gồm:
- Ung thư thực quản, dạ dày hoặc các cơ quan khác ở vùng thượng vị.
- Sẹo và hẹp thực quản.
- Nhồi máu cơ tim (đau tim).
- Suy dinh dưỡng do giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết
Cơn đau thượng vị thường kết hợp với một loạt các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Đầy hơi.
- Chướng bụng.
- Trào ngược dạ dày.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
Đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như gây nôn mửa liên tục và sút cân. Nếu nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, đôi khi cơn đua thượng vị có thể lan đến ngực, cổ và lưng. Nếu người bệnh bị đau quá mức ở phần trên cơ thể, điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Các triệu chứng đau thượng vị xuất hiện từ nhẹ đến trung bình có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau lặp lại thường xuyên hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Chẩn đoán
Đau thượng vị là triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, do đó để chẩn đoán bệnh bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm liên quan, chẳng hạn như:
- Chụp X - quang: Giúp bác sĩ quan sát các cơ quan bên trong vùng thượng vị để kiểm tra các triệu chứng liên quan.
- Nội soi: Nội soi sử dụng một camera ở đầu ống kính để quan sát hình ảnh bên trong cơ thể. Nội soi cũng được sử dụng để lấy một mẫu mô khi cần thiết.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng có thể dẫn đến đau thượng vị.
- Kiểm tra nhịp tim: Bác sĩ có thể các xét nghiệm để kiểm tra mức căng thẳng hoặc đo điện não đồ để xác định các nguyên nhân tim mạch gây đau thượng vị.
Điều trị
Các biện pháp điều trị đau thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Một số trường hợp, cơn đau có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên các cơn đau kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
Hiện tại, có một số loại thuốc có thể cải thiện các cơn đau thượng vị và các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại thuốc này được sử dụng để cải thiện các cơn đau nhanh chóng nhưng không thể điều trị nguyên nhân gây ra đau thượng vị.
Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này được sử dụng để trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa việc sản xuất axit dư thừa, từ đó cải thiện cơn đau thượng vị.
- Thuốc chẹn H2: Trong các trường hợp viêm loét dạ dày, thuốc chẹn H2 thường được sử dụng để ngăn ngừa quá trình hình thành axit dạ dày quá mức.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID là thuốc giảm đau và kháng viêm nhanh chóng. Đồng thời thuốc cũng có thể hạ sốt, nếu người bệnh bị sốt. Tuy nhiên, NSAID không được sử dụng đối với người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng để tránh các rủi ro liên quan.
Hầu hết các trường hợp đau thượng vị đều là cấp tính và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau thượng vị có thể là mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, xác định được nguyên nhân và các dấu hiệu liên quan là cách tốt nhất để có kế hoạch xử lý phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng.
Câu hỏi thường gặp
Người bị trào ngược dạ dày vẫn CÓ THỂ UỐNG SỮA, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn sữa ít béo hoặc không béo để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Sữa chua cũng là lựa chọn tốt vì chứa lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Hạn chế uống sữa đặc vì khó tiêu, dễ gây ợ nóng, ợ hơi.
- Không nên uống sữa khi bụng đói hoặc quá no.
- Nên uống sữa sau bữa ăn khoảng 2 tiếng.
- Uống sữa ấm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.