Gai Đôi Cột Sống S1
Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý bẩm sinh chưa được xác định rõ nguyên nhân và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Đây là hiện tượng đốt sống bị tách đôi khiến dây thần kinh và ống sống bên trong cột sống bị lộ ra bên ngoài. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh lý này cũng như phương pháp điều trị, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Định nghĩa
Gai đôi cột sống S1 là hiện tượng cột sống bị tách đôi. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp, được hình thành khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Bệnh khởi phát có liên quan đến quá trình phân bào ở cột sống, phôi thai của xương cột sống và ống thần kinh không đóng kín hoàn toàn mà tách ra làm đôi, điều này đã khiến cho các dây thần kinh và ống sống bị lộ ra bên ngoài. Y học hiện đại đã dựa vào tình trạng tổn thương tại cột sống mà chia bệnh lý này thành ba dạng cơ bản là hai đôi cột sống ẩn, gai đôi cột sống có nang và thoát vị màng não. Trong đó, thoát vị màng não được xem là thể bệnh nặng nhất và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao nhất.
Gai đôi cột sống S1 là dị tật bẩm sinh mà thai nhi nào cũng có nguy cơ mắc phải, thống kê y khoa cho thấy cứ 1000 trẻ em sinh ra thì có khoảng 2 trẻ mắc phải bệnh lý này. Chuyên gia cho biết, gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc điều trị hoặc điều trị sai phương pháp thì sẽ có nguy cơ phát sinh biến chứng rất cao. Những trường hợp nặng có thể gây liệt chi và đe dọa đến tính mạng. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh gai đôi cột sống S1 rất khó phát hiện do bệnh được hình thành khi trẻ còn là thai nhi, đến lúc trẻ sinh ra thì việc phát hiện càng trở nên khó hơn do không có triệu chứng rõ ràng. Bạn chỉ có thể phát hiện ra bệnh lý này khi tình cơ chụp x-quang cột sống hoặc khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng.
Thông thường, bệnh sẽ khởi phát khi trẻ lớn dần (từ 20 - 50 tuổi), gai xương bắt đầu lộ ra nhiều hơn. Một số triệu chứng có thể gặp khi bệnh gai đôi cột sống S1 chuyển biến nặng là:
- Đau nhức ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ trở nên nặng hơn khi dùng tay ấn vào đốt sống. Khi gai xương phát triển quá lớn, cơn đau có thể phát triển lan rộng đến hai chi dưới hoặc hai chi trên.
- Co cứng cơ khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn. Ở những trường hợp gai xương chèn ép lên rễ thần kinh sẽ gây rối loạn vận động hoặc rối loạn phản xạ.
- Ở những trường hợp bệnh diễn ra với mức độ nghiêm trọng sẽ khiến cột sống bị mất đi đường cong sinh lý tự nhiên với các biểu hiện như hai bên hông không đều, bị cong vẹo,...
Nguyên Nhân
Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh gai đôi cột sống S1 sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Chuyên gia cho biết, gai đôi cột sống S1 là bệnh lý bẩm sinh, hiện tại khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh rất dễ khởi phát do tác động của các yếu tố sau đây:
- Chấn thương cột sống: Gai đôi cột sống S1 có thể tự khởi phát khi cột sống bị chấn thương. Lúc này, đốt sống sẽ tự tái tạo thêm xương để bù làm lành tổn thương. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến lượng bồi đắp bị dư thừa ra và hình thành nên gai xương.
- Viêm nhiễm cục bộ: Mắc các bệnh lý viêm nhiễm cục bộ như viêm xương, viêm gân,... cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh khởi phát. Cũng tương tự như chấn thương, lúc này cơ thể sẽ kích thích tái tạo tế bào xương để làm lành tổn thương. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài bất thường sẽ hình thành nên các gai xương trên cột sống.
- Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống S1 là khuân vác vật nặng, ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu,...
- Dị tật từ khi còn là bào thai: Mẹ bầu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể (đặc biệt là acid folic) thì con sinh ra có nguy cơ bị gai đôi cột sống S1 rất cao. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát ở trẻ nếu mẹ mắc các bệnh lý về cột sống hoặc mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Biến chứng
Một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh gai đôi cột sống S1 là:
- Đau dây thần kinh liên sườn: Gây đau nhức ở vùng ngực và xương ức - nơi có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi ho, hắt hơi hoặc vận động không đúng tư thế.
- Đau dây thần kinh tọa: Xuất hiện cơn đau âm ỉ từ thắt lưng kéo dài đến mông và vùng chi dưới. Cơn đau thường khởi phát khi về đêm hoặc khi trời chuyển lạnh. Điều này đã khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng và gây suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, đây là biến chứng ít gặp ở bệnh nhân bị gai đôi cột sống S1.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là hiện tượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên ống sống và rễ thần kinh xung quanh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức khá khó chịu. Nếu không điều trị có thể dẫn đến liệt chi.
- Biến chứng khác: Gai đôi cột sống S1 cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như vẹo đường cong sinh lý của cột sống, liệt chi, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác,...
Phòng ngừa
Như được nhắc ở trên, gai đôi cột sống S1 là bệnh lý bẩm sinh nên việc phòng ngừa bệnh cần được bắt đầu từ giai đoạn thai nhi. Lúc này, thai phụ cần bổ sung đủ acid folic cho cơ thể trong thời gian thai kỳ để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Bạn có thể dùng viên uống theo đơn kê của bác sĩ hoặc sử dụng các loại thực phẩm giàu acid folic như ngũ cốc, hải sản, rau sẫm màu, măng tây,...
Với những người đã từng điều trị gai đôi cột sống S1, cần điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực để hạn chế gây tổn thương đến cột sống và phòng ngừa khởi phát bệnh. Ví dụ như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tránh mang vác vật nặng hoặc mang giày cao gót khi mang thai, không ngồi quá lâu tại một chỗ, luôn giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ,...
Biện pháp điều trị
Cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, gai đôi cột sống S1 là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ tập trung vào việc khắc phục triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ bệnh trạng và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị gai đôi cột sống S1 được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc Tây y
Đây là phương pháp điều trị gai đôi cột sống S1 được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ lên đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp. Trong quá trình điều trị, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Thuốc giảm đau (Paracetamol hoặc Ibuflophen): Thành phần dược tính trong thuốc sẽ đẩy lùi cơn đau nhức giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn
- Thuốc giãn cơ (Decontractyl, Myonal, Mydocalm,...): Loại thuốc này cũng được kê đơn điều trị nhằm mục đích thả lỏng cơ và giảm đau nhức.
- Thuốc tiêm Steroid: Được chỉ định sử dụng với trường hợp đau nhức nghiêm trọng, khi hai loại thuốc trên đều không mang lại hiệu quả điều trị.
- Thuốc tiêm Methylprednisolon: Thuốc được kê đơn điều trị đối với những người bị gai đôi cột sống gây tổn thương đến mô sụn khớp.
- Viên uống bổ sung vitamin B: Vitamin B1 và B12 thường được kê đơn bổ sung cho người bệnh giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương tại cột sống.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được chỉ định thực hiện kết hợp với thuốc Tây y để đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương tại cột sống và phục hồi chức năng vận động. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao, rất thích hợp để áp dụng trong thời gian dài. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng để điều trị gai đôi cột sống S1 là châm cứu, bấm huyệt, massage, nhiệt trị liệu, nẹp cổ,...
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định đối với những trường hợp gai đôi cột sống S1 chuyển biến nặng, điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả tích cực và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ gai xương và giúp giảm phóng áp lực lên dây thần kinh. Từ đó, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, gai đôi cột sống S1 vẫn có thể tái phát trở lại sau khi phẫu thuật. Vì thế, sau khi bệnh đã được kiểm soát tốt bằng phương pháp phẫu thuật, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt tích cực để phòng ngừa tái phát.
- Chuyên gia
- Cơ sở