Gai Mâm Chày Khớp Gối
Gai mâm chày khớp gối khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, ở những trường hợp nặng có thể gây mất khả năng vận động. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hợp lý thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Mâm chày được xác định là phần xương xốp nằm ở trên xương chày với chức năng chính là chịu lực, giúp khớp gối chuyển động nhẹ nhàng hơn. Gai mâm chày khớp gối là một dạng tổn thương tại khớp gối với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện gai xương lởm chởm trên bề mặt mâm chày.
Chuyên gia xương khớp cho biết, theo thời gian gai xương ở mâm chày sẽ phát triển ngày càng nhiều kèm theo đó là sự mài mòn mâm chày. Nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát tốt sẽ gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, khi gai xương phát triển lớn còn có thể chèn ép lên các cơ quan xung quanh như mô mềm, rễ thần kinh, dây chằng,… Điều này đã khiến cho khớp gối bị sưng và làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.
Với những trường hợp bệnh nặng còn gây mất sức ở cơ tứ đầu và gân kheo, khiến chức năng khớp gối bị rối loạn. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài, khả năng vận động của người bệnh sẽ dần mất đi, dẫn đến bại liệt hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Gai xương hình thành là dấu hiệu cho thấy mâm chày đang bị tổn thương. Bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, ngay khi có dấu hiệu của bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Tránh để lâu, mâm chày sẽ bị tổn thương nặng và khó phục hồi, lúc này việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này bạn cần nắm rõ là:
- Đau nhức ở vùng khớp gối, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn leo cầu thang, vận động mạnh hoặc co gập khớp gối đột ngột. Nếu gai xương phát triển lớn gây chèn ép lên mô mềm và rễ thần kinh thì cơn đau nhức sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo thời gian, cơn đau sẽ phát triển lan rộng khiến người bệnh đứng không vững hoặc đi lại khập khiễng.
- Gai mâm chày khớp gối nếu gây tổn thương đến mô sụn sẽ có thêm triệu chứng co cứng khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện động tác co duỗi khớp gối, leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống.
- Khi gai xương phát triển chọc vào mô mềm sẽ gây ra tình trạng sưng khớp gối kèm theo đau nhức dữ dội.
- Phát ra tiếng kêu lạ khi vận động do các gai xương cọ xát vào nhau hoặc cọ xát vào đầu xương.
Nguyên Nhân
Nghiên cứu y khoa cho biết, hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh gai mâm chày khớp gối đều bị ảnh hưởng từ bệnh thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khiến lớp sụn khớp dần bị bào mòn, khi vận động đầu xương sẽ ma sát với nhau gây tổn thương. Lúc này, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự phục hồi bằng cách đưa canxi đến vị trí bị tổn thương để chữa lành chúng. Nhưng nếu canxi không được chuyển hóa hết sẽ đọng lại khớp và hình thành nên gai xương ở trên mâm chày.
Ngoài thoái hóa khớp gối thì bệnh lý này cũng có thể khởi phát do tác động của các yếu tố sau đây:
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, người lớn tuổi thường có hệ xương khớp yếu kém, dễ bị tổn thương và khởi phát bệnh lý. Gai mâm chày khớp gối cũng là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt là vùng khớp gối. Lúc này, khớp gối phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể nên tốc độ lão hóa sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này đã khiến cho mâm chày bị tổn thương và dễ hình thành gai xương.
- Chấn thương mâm chày: Tình trạng này thường xảy ra khi bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc chấn thương do chơi thể thao. Khi chấn thương xảy ra tại mâm chày, cơ thể sẽ tăng cường đưa dưỡng chất đến đây để chữa lành tổn thương. Nếu hàm lượng canxi không được hấp thụ hết sẽ bị lắng đọng lại và hình thành nên gai xương.
- Thiếu hụt dưỡng chất: Chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ khiến sức khỏe của xương khớp bị ảnh hưởng đáng kể. Khi xương khớp không được bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa quá trình phân hủy xương và phục hồi xương. Theo thời gian, xương khớp sẽ trở nên yếu dần và tạo cơ hội cho gai xương khởi phát.
- Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ảnh hưởng không tốt đến vùng mâm chày và làm gia tăng nguy cơ hình thành gai xương là ngồi xổm, quỳ, mang vác vật nặng, di chuyển nhiều,…
Phòng ngừa
Khi bị gai mâm chày khớp gối, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Mâm chày bị tổn thương sẽ khiến lớp sụn khớp dần bị bào mòn, nếu người bệnh cử động sẽ phát ra tiếng kêu. Nhiều trường hợp còn bị cứng khớp khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần điều trị chuyên khoa đúng cách và kịp thời để hạn chế gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Sau khi điều trị khỏi, bạn cũng cần tiến hành chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Cụ thể là:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân – béo phì. Thừa cân sẽ khiến khớp gối chịu áp lực rất lớn và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp gối.
- Điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày sao cho khoa học giúp cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là vitamin, khoáng chất, aci béo không no,…
- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cần giữ tư thế vận động sao cho đúng. Tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến khớp gối như di chuyển quá nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng,…
- Phòng ngừa chấn thương đầu gối bằng cách kéo giãn gân cơ trước khi vận động thể chất. Sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ khớp gối khi chơi thể thao.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày và thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Đây là cách giúp bạn phòng ngừa bệnh lý xương khớp rất tốt và còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Biện pháp điều trị
Ngay khi có các triệu cứng của bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám xác định chính xác bệnh lý đang mắc phải. Nếu nghi ngờ bị gai mâm chày khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra tiền sử bệnh lý và đánh giá sức mạnh của cơ bắp. Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác như chụp x-quang, chụp MRI,… Ngoài ra, hai phương pháp xét nghiệm này còn giúp bác sĩ phát hiện ra một số vấn đề về khớp gối khác để có thể lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.
Nếu xác định người bệnh bị gai mâm chày khớp gối, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Mục đích của việc điều trị gai mâm chày khớp gối là giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa gai xương tiếp tục phát triển, từ đó khả năng vận động sẽ được cải thiện đáng kể. Một số phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y được kê đơn điều trị nhằm đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra như đau nhức, sưng viêm,… Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các loại thuốc thường được kê toa để điều trị gai mâm chày khớp gối là:
- Thuốc giảm đau (Paracetamol, Efferangan codein): Giúp đẩy lùi các cơn đau cấp tính từ mức độ nhẹ đến trung bình
- Thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen): Thuốc có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng sưng viêm và đau nhức tại khớp.
- Thuốc Glucosamin sulfat hoặc Chondroitin sulfat có tác dụng bổ trợ khớp gối và làm chậm tốc độ lão hóa
- Thuốc Diacerein hoặc Piascledine giúp làm chậm quá trình tổn thương tại khớp
Các loại thuốc ở trên thường được sử dụng kết hợp với nhau để điều trị gai khớp gối ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng không đáp ứng điều trị với các loại thuốc ở trên, bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm thuốc corticoid vào khớp để đẩy lùi cơn đau. Nhiều trường hợp sẽ được tiêm thay thế dịch khớp giúp nuôi dưỡng lại sụn khớp.
Vật lý trị liệu
Khi bị gai mâm chày khớp gối, ngoài việc dùng thuốc bác sĩ còn yêu cầu người bệnh thực hiện kết hợp với vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tại khớp. Các liệu pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để cải thiện bệnh lý này là:
- Chườm nóng: Chườm nóng giúp kích thích tuần hoàn máu đến khu vực khớp gối để cung cấp dưỡng chất phục hồi tổn thương tại đây. Đồng thời, chườm nóng còn có tác dụng giãn cơ, giảm chèn ép lên các cơ quan xung quanh và mang lại hiệu quả giảm đau.
- Sóng vi ba: Ở liệu pháp trị liệu này, bác sĩ sẽ sử dụng tia bức xạ có tần suất cao tác động vào cơ thể nhằm kích thích lưu thông máu đến vùng bị tổn thương, mang lại hiệu quả giảm viêm đau. Ngoài ra, sóng vi ba còn được sử dụng để tác động lên phần xương và sụn khớp bị tổn thương, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại đây và cải thiện khả năng vận động của khớp.
- Chiếu tia hồng ngoại: Phương pháp này thường được ứng dụng để khắc phục các triệu chứng của bệnh lý. Nguyên lý hoạt động của phương pháp trị bệnh này là sử dụng sức nóng từ tia hồng ngoại để kháng khuẩn và kích thích tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương. Từ đó, các triệu chứng khó chịu như đau nhức, co cứng khớp,… sẽ dần bị đẩy lùi.
- Vận động trị liệu: Đây là phương pháp vật lý trị liệu có cách thực hiện khá đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nên được chuyên gia xương khớp khuyên dùng. Với trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần hoạt động thể chất bằng cách tập yoga, đi bộ hoặc bơi lội để cải thiện. Với trường hợp nặng hơn, bắt buộc bạn phải tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định thực hiện với những trường hợp không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ gai xương và giúp cải thiện dứt điểm các triệu chứng của bệnh. Hai liệu pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị gai mâm chày khớp gối là:
- Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Được tiến hành bằng cách mổ nội soi xâm lấn tối thiểu để cắt bỏ gai xương. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật thì gai xương vẫn có thể tái phát trở lại.
- Phẫu thuật thay thế khớp gối: Được áp dụng với trường hợp bệnh nặng, gai xương có kích thước lớn và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ở liệu pháp phẫu thuật trị bệnh này, chức năng khớp gối sẽ được phục hồi khá hiệu quả nhưng để có thể hồi phục hoàn toàn thì cần khoảng thời gian khá dài.
Phẫu thuật trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong và sau khi thực hiện. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật kỹ trước khi tiến hành trị bệnh bằng phương pháp này.
- Chuyên gia
- Cơ sở