Gai Đôi Cột Sống
Gai đôi cột sống là một dạng dị tật cột sống bẩm sinh hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ phát sinh biến chứng rất cao. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh gai đôi cột sống, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Gai xương chính là các mỏm xương nhô ra tại khớp, các gai này được hình thành sau khi cột sống bị tổn thương lâu ngày. Gai đôi cột sống thực chất là một dạng của thoái hóa cột sống, gai xương mọc trên cột sống và chồi ra hai bên hoặc ra phía ngoài của cột sống. Gai đôi cột sống thường xuất hiện sau khi bạn mắc các bệnh lý như viêm cột sống mãn tính, chấn thương, lắng đọng canxi bất thường tại cột sống.
Chuyên gia cho biết, gai đôi cột sống là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và dễ chuyển biến nặng theo thời gian. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức ở cột sống sống, tê bì chân tay, gây hạn chế khả năng vận động, nhiều trường hợp còn biến chứng sang biến dạng cột sống. Thông thường, bệnh gai đôi cột sống sẽ khởi phát đi kèm với bệnh thoái hóa đĩa đệm hoặc thoái hóa sụn khớp.
Gai đôi cột sống được xem là một dạng dị tật bẩm sinh. Theo ước tính, trong khoảng 4 triệu trẻ em sinh ra mỗi năm thì có từ 1500 - 2000 trẻ em mắc phải bệnh lý này. Loại dị tật này xảy ra ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, khi mà ống thần kinh của bào thai và phần xương ống nằm ở trên phần đầu sống không đóng lại. Bà bầu không bổ sung đầy đủ acid folic là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị tật này cũng như một số loại dị tật khác.
Hình ảnh
Triệu chứng
Dựa vào vị trí xuất hiện gai cột sống mà bệnh lý này sẽ chia thành nhiều loại. Tùy thuộc vào loại bệnh bạn mắc phải mà biểu hiện của bệnh ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là các dạng gai cột sống thường gặp và dấu hiệu nhận biết từng loại, bạn có thể tham khảo:
Gai đôi cột sống S1
Dạng bệnh này dễ khởi phát ở những người trong độ tuổi 20 - 50, đặc biệt là những người lao động nặng nhọc. Đây là hiện tượng gai cột sống S1 bị tách ra làm đôi. Khi bị gai đôi cột sống S1 bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng xương cùng S1, khi ấn nhẹ vào bạn sẽ có cảm giác đau nhiều hơn. Ở trường hợp nặng, cơn đau nhức sẽ phát triển lan rộng đến các chi.
- Cơ cạnh sống lưng bị co cứng gây mất đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống.
- Gặp khó khăn khi vận động, đặc biệt là các động tác có liên quan đến cột sống.
- Gai cột sống chèn ép lên rễ thần kinh gây ra các rối loạn về vận động và phản xạ.
Gai đôi cột sống L4 L5
L4 và L5 là hai đốt sống nằm ở thắt lưng với chức năng chính là giúp cơ thể di chuyển và vận động linh hoạt. Gai đôi cột sống L4 L5 thường khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý về xương khớp, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Đây được xác định là thể bệnh nặng nhất trong tất cả các thể gai đôi cột sống ở trên. Khi bị gai đôi cột sống L4 L5, bạn sẽ có các triệu chứng như:
- Xuất hiện các cơn đau nặng và cấp tính ở đốt sống L4 và L5. Cơn đau phát triển lan rộng lên thắt lưng hoặc xuống dưới vùng xương cùng.
- Trường hợp nhẹ sẽ gây mất một phần đường cong phía trên cột sống, trường hợp nặng thì có thể gây mất hoàn toàn đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống.
- Gây yếu cơ gấp bàn chân khiến cho việc duỗi thẳng các ngón chân gặp khó khăn. Trường hợp nặng sẽ gây mất cảm giác vùng trước ngoài cẳng thân, mu bàn chân và rối loạn vận động.
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống bẩm sinh hay còn được gọi là nứt đốt sống, tách đốt sống. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh sẽ không gây ra biểu hiện bất thường ở giai đoạn đầu. Đến khi trẻ bước qua độ tuổi trưởng thành thì sẽ gây ra một số triệu chứng như đau cột sống mãn tính, không thể đi bộ trong thời gian dài,...
Gai đôi cột sống bẩm sinh được chia thành 3 dạng là gai đôi cột sống thể ẩn, thể nang và thoát vị màng não. Ở mỗi dạng khác nhau thì biểu hiện của bệnh sẽ có sự khác nhau.
- Gai đôi cột sống ẩn: Đây là dạng gai đôi cột sống nhẹ nhất và xảy ra phổ nhất. Quan sát qua hình ảnh x-quang bạn sẽ thấy khe hở giữa cột sống rất hẹp, điều này sẽ không gây ra tình trạng thoát vị.
- Gai đôi cột sống có nang: Nhóm gai đôi cột sống này gây ra các khuyết tật bên trong tủy sống khiến xương hoặc màng não bị dị dạng. Đây là thể bệnh nặng nhất và nguy hiểm nhất. Người bệnh có thể mất đi một phần chức năng của cơ thể mặc dù đã phẫu thuật điều trị bệnh.
- Thoát vị màng não: Đây là hiện tượng dịch não tủy, tủy sống và dây thần kinh bị thoát vị ra khỏi vị trí ban đầu. Thể bệnh này xảy ra khi khe hở ở cột sống quá lớn, khiến phần ống sống thông trực tiếp với các phần mềm bên ngoài.
Gai đôi cột sống bẩm sinh nếu diễn ra với mức độ nặng sẽ gây liệt hoặc rối loạn cảm giác. Lúc này, người bệnh sẽ không thể điều khiển được hoạt động của một số cơ quan tiêu hóa như ruột, đại tràng, bàng quang,...
Nguyên Nhân
Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh gai đôi cột sống. Nhưng theo đánh giá của chuyên gia thì tuổi tác chính là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lý này. Tuổi tác càng cao sẽ khiến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều này đã khiến khớp xương bị khô dần và gây biến đổi chất. Lâu dần, sụn khớp sẽ không được cung cấp đầy đủ canxi và hình thành nên gai xương. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể hình thành do tác động của một số tác nhân khác như:
- Bẩm sinh: Đây là thể gai đôi cột sống xảy ra phổ biến nhất. Gai đôi cột sống sẽ được hình thành ngay từ khi còn là bào thai bên trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị gai đôi cột sống cao nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không bổ sung đủ acid folic cho cơ thể,...
- Di truyền: Gai đôi cột sống cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Trẻ sinh ra dễ bị gai đôi cột sống nếu trong gia đình có người mắc bệnh lý này bẩm sinh.
- Chấn thương cột sống: Sau khi cột sống bị chấn thương, xương sẽ tự kích hoạt chức năng tái tạo thêm xương để làm lành tổn thương. Nếu quá trình này diễn ra kéo dài bất thường sẽ khiến xương bị bồi đắp quá nhiều, nhô ra bên ngoài và hình thành nên gai xương.
- Viêm nhiễm cục bộ: Gai đôi cột sống cũng có thể xảy ra nếu vùng cột sống mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm cục bộ như viêm xương, viêm gân,...
- Mắc bệnh lý cột sống: Mắc một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... cũng là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội cho bệnh gai đôi cột sống hình thành.
- Thói quen sinh hoạt: Bệnh gai đôi cột sống cũng rất dễ khởi phát ở những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như làm việc sai tư thế, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, tính chất công việc thường xuyên mang vác vật nặng,...
Biến chứng
Gai đôi cột sống khi khởi phát ở mức độ nhẹ sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng đốt sống bị ảnh hưởng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu bệnh diễn ra với mức độ nặng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng như:
- Thoát vị đĩa đệm: Gai đôi cột sống là hiện tượng cột sống bị tách ra làm đôi, điều này đã khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, chúng sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống và khởi phát các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây ra các cơn đau nhức khó chịu, nếu chuyển biến nặng sẽ gây mất khả năng vận động và tàn phế.
- Đau thần kinh liên sườn: Đây cũng được xem là một trong những biến chứng của bệnh gai đôi cột sống. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức ở vùng có dây thần kinh liên sườn đi qua kèm theo triệu chứng đau tức ngực và xương ức. Nếu vận động sai tư thế, ho hoặc hắt hơi mạnh thì cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Đau dây thần kinh tọa: Gai xương hình thành trên cột sống với kích thước lớn sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức dọc cột sống thắt lưng, cơn đau trở nên âm ỉ về đêm gây mất ngủ, khó ngủ. Cơn đau rất dễ khởi phát khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khom người.
- Biến chứng khác: Một số biến chứng khác cũng có thể mắc phải khi bị gai đôi cột sống là giảm khả năng vận động, mất chức năng cơ, liệt hai chân, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, viêm màng não hoặc nhiễm trùng não,...
Biện pháp điều trị
Khi có các triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống, bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ bệnh trạng và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, y khoa có rất nhiều cách điều trị gai đôi cột sống như dùng thuốc Tây, phẫu thuật, dùng thuốc Nam,... Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh khác nhau đều có tồn tại ưu và nhược điểm riêng, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Cụ thể là:
Điều trị bằng thuốc Tây
Khi cơn đau nhức xuất hiện ở mức độ nặng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y để cải thiện. Thành phần dược tính trong thuốc Tây sẽ đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng đau nhức tại cột sống do bệnh gây ra, giúp cải thiện lại khả năng vận động. Các loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc kháng viêm (Paracetamol hay ibuflophen,…) và thuốc giãn cơ (Decontractyl, Mydocalm, Myonal,…): Công dụng chính của hai nhóm thuốc này là giảm đau nhức tại cột sống.
- Vitamin nhóm B: Thường được kê đơn là viên uống bổ sung B1 và B12. Khi cơ thể người bệnh được cung cấp đầy đủ hai loại vitamin này sẽ đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương tại cột sống.
- Thuốc tiêm steroid: Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh và giảm đau nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì thế, thuốc chỉ được kê đơn điều trị đối với trường hợp bệnh nặng gây đau nhức nghiêm trọng.
- Methylprednisolon: Đây là thuốc trị bệnh được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch. Thông thường, loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp bị gai đôi cột sống gây tổn thương đến mô sụn khớp.
Dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn cần dùng thuốc trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại. Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc điều trị cũng như liều lượng thuốc khi chưa cho chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng nên thực hiện thêm một số bài tập hỗ trợ điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh. Ví dụ như tập yoga, bơi lội, chạy bộ, nhảy dây,... Chú ý, người bệnh chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng và vừa sức, cần tránh các bài tập nặng khiến tổn thương trên cột sống trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Điều trị bằng thuốc Nam
Khi bệnh gai đôi cột sống diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng thảo dược tự nhiên mang lại khá chậm, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc số 1:
- Cần chuẩn bị 20 gram lá lốt, 16 gram tầm xoong, 12 gram thiên niên kiện.
- Rửa sạch toàn bộ số dược liệu trên, cho vào ấm cùng với 400 ml nước rồi bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ.
- Khi nước cạn còn 100ml nước thì tắt bếp, chắt nước ra để nguội rồi dùng để uống trong ngày.
- Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
- Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị 200 gram ngải cứu, 200 gram chanh tươi, 200 gram đường phèn, 1 quả bưởi và 1 lít rượu trắng.
- Rửa sạch toàn bộ số dược liệu trên, đem cắt mỏng rồi phơi khô. Sau đó cho dược liệu vào chảo, bắc lên bếp sao hạ thổ.
- Đợi dược liệu nguội thì cho tất cả vào lọ thủy tinh, đổ rượu và đường phèn vào rồi đậy kín nắp lại. Ngâm hỗn hợp trên trong 2 tuần là có thể lấy ra dùng.
- Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy từ 1 - 2 chén rượu nhỏ sử dụng để uống trong bữa ăn. Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
- Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị 15 gram hạt đu đủ, muối trắng và rượu trắng.
- Hạt đu đủ sau khi thu được đem chà xát lớp màng bên ngoài, rửa sạch sẽ rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm trong khoảng 6 giờ.
- Sau 6 giờ thì vớt hạt đu đủ ra, để ráo rồi cho vào nồi chưng cùng với rượu trắng trong khoảng 30 phút. Bảo quản hỗn hợp thu được trong bình thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi khi cơn đau nhức khởi phát, bạn chỉ cần dùng rượu hạt đu đủ xoa bóp lên vùng cột sống bị đau nhức từ 10 - 15 phút sẽ thấy cơn đau dần thuyên giảm.
Phẫu thuật
Ở những trường hợp không đáp ứng điều trị với tất cả các phương pháp trên, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu thực hiện phẫu thuật để cải thiện tổn thương tại cột sống. Thông thường, phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
- Gai đôi cột sống gây chèn ép dây thần kinh.
- Gai đôi cột sống gây ra các biến chứng tại ống tủy, vẹo cột sống,..
Phẫu thuật điều trị gai cột sống mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có chi phí cao, không phù hợp với những trường hợp có thu nhập thấp. Ngoài ra, trong và sau quá trình phẫu thuật còn có thể gây ra một số rủi ro không mong muốn. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp này.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Để quá trình điều trị gai đôi cột sống nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực, phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng thì bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến xương khớp và làm chậm quá trình phục hồi tổn thương như đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt nhiều đường hóa học, đồ uống có cồn, chất kích thích,...
- Loại bỏ các thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe xương khớp như làm việc quá sức, bưng bê vật nặng sai tư thế, tránh các động tác xoay vặn cột sống, thức khuya thường xuyên, nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ, mang giày cao gót trong thời gian dài, stress quá độ,...
- Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, nâng cao hệ miễn dịch và ổn định cân nặng. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,... Cần tránh các bài tập nặng gây áp lực lên cột sống như tập thể hình, nhảy cao, nhảy dây,...
- Phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ acid folic cần thiết cho thai nhi để tránh các dị tật bẩm sinh cho trẻ, đặc biệt là gai đôi cột sống bẩm sinh. Các loại thực phẩm giàu acid folic mà mẹ bầu nên sử dụng là ngũ cốc, đậu, rau sẫm màu, hải sản,... Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống thêm viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh gai đôi cột sống mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng, chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải. Đồng thời, bạn cũng nên tiến hành kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện ra bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
- Người bị gai cột sống nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, vitamin K, vitamin C, chất xơ vào trong chế độ ăn
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, những thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, những thực phẩm chứa axit oxalic
- Chuyên gia
- Cơ sở