Đau nhức xương khớp

Cơ bản

Đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Tuổi tác, cân nặng, chấn thương, sinh hoạt không lành mạnh đều có thể là yếu tố gây đau khớp. Khi gặp phải tình trạng viêm đau khớp kéo dài và mức độ đau tăng lên theo thời gian, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Định nghĩa

Đau nhức xương khớp là hiện tượng đau khớp xảy ra ở các khu vực khớp bàn tay, bàn chân, hông, đầu gối, cổ, vai gáy, cột sống,... Những cơn đau có thể xảy ra bất ngờ và giảm dần khi được điều trị đúng cách. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp, nóng rát và sưng đỏ ở các khớp. Tình trạng cứng khớp này xảy ra chủ yếu vào buổi sáng nhưng sẽ thuyên giảm khi người bệnh vận động. Nhưng nếu bạn hoạt động quá nhiều có thể khiến cho những cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Đau xương khớp có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh, bao gồm việc bị nhiễm virus. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp là do người bệnh bị viêm khớp. Có tới hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau. Đau ở khớp có thể chỉ gây đau nhức sau một số hoạt động nhất định. Nhưng nó cũng có thể trở nên nghiêm trọng, khiến ngay cả những cử động nhỏ cũng rất đau đớn.

Vị trí các khớp trên cơ thể dễ bị đau nhức
Vị trí các khớp trên cơ thể dễ bị đau nhức

Bệnh đau khớp có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng thực hiện các công việc, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, việc đau mỏi xương khớp còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, việc điều trị không chỉ tập trung vào giảm đau mà còn cần chú trọng vào các hoạt động và chức năng bị ảnh hưởng. 

Các triệu chứng đau nhức xương khớp đều rất rõ ràng. Dưới đây là những dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng người bệnh cần nắm rõ để kịp thời thăm khám và điều trị:

  • Khớp sưng tấy.
  • Cứng khớp.
  • Chân tay bị tê mỏi.
  • Khớp phát ra tiếng kêu lục cục, răng rắc khi chuyển động.
  • Đau ở khớp mỗi khi vận động.
  • Khó uốn hoặc duỗi thẳng khớp.
  • Mất khả năng di chuyển.
  • Khớp nóng, đỏ và sưng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau nhức xương khớp, bao gồm: 

  • Viêm xương khớp: Một loại viêm khớp phổ biến, xảy ra theo thời gian khi sụn và khớp đệm bảo vệ giữa các xương bị mòn đi. Các khớp xương sẽ trở nên đau và cứng. Bệnh thường phát triển chậm và xảy ra ở độ tuổi trung niên.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một căn bệnh mãn tính gây ra tình trạng sưng và đau khớp, đặc biệt ở khu vực khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân. Bệnh có thể gây biến dạng xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bệnh gout: Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể muối tích tụ trong khớp, gây sưng tấy và đau nhức dữ dội. Bệnh thường xảy ra ở khớp cổ chân hoặc ngón chân cái.
  • Viêm bao hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch là tình trạng sưng viêm tấy đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở bên trong khớp. Căn bệnh xương khớp này thường gây đau ở đầu gối, hông, khuỷu tay hoặc vai.
  • Viêm gân: Viêm gân là tình trạng gân bị tổn thương, gây đau nhức và sưng nóng quanh khớp. Bệnh lý này thường thấy ở khuỷu tay, gót chân, đầu gối hoặc vai và thường do vận động quá mức.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân ít phổ biến khác gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, có thể kể đến như: 

  • Nhiễm virus (phát ban hoặc sốt).
  • Bong gân, gãy xương.
  • Bệnh Still người lớn.
  • Viêm cột sống dính khớp.
  • Hoại tử xương.
  • Ung thư xương.
  • Loãng xương.
  • Hội chứng đau vùng phức hợp.
  • Trầm cảm.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Bệnh viêm gan B, C
  • Suy giáp.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Bệnh Lupus.
  • Bệnh lyme.
  • Thoái hóa khớp.
  • Lao xương.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Viêm tủy xương.
  • Bệnh Paget xương.
  • Viêm đa khớp dạng thấp.
  • Giả bệnh gout (viêm khớp CPPD).
  • Viêm khớp vẩy nến.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Thấp khớp.
  • Bệnh còi xương.
  • Bệnh sacoit.
  • Viêm khớp nhiễm trùng.

Chăm sóc tại nhà

Đối với những trường hợp bị đau khớp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự cải thiện bệnh tại nhà bằng các phương pháp sau đây:

  • Chườm đá lạnh vào các khớp bị sưng đau trong vòng 15-20 phút. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày để giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.
  • Chườm ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp để giảm nhanh những cơn đau.
  • Dùng thuốc mỡ hoặc các loại thuốc xoa bóp dạng gel để giảm tình trạng đau nhức xương khớp. Những loại thuốc này đều được bán phổ biến tại các hiệu thuốc.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, collagen, kali, magie, photpho.... để giúp xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để phục hồi chức năng của xương khớp. Tuy nhiên bạn chỉ nên tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội và thực hiện mỗi ngày 30 phút là đủ.
  • Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc bạn nên uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp, tránh làm việc quá sức. Khi đi ngủ nên nằm ở tư thế phù hợp để không làm ảnh hưởng đến các khớp.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục xương khớp như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas.
  • Hạn chế sử dụng những đồ ăn chứa chất béo, đồ ăn mặn, các loại thịt đỏ, hải sản, thức ăn nhanh,...
  • Nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì, nên có phương pháp giảm cân phù hợp để không gây áp lực lên các khớp.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu những triệu chứng đau xương khớp gây cản trở các hoạt động thường ngày của bạn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và lập phác đồ điều trị. Việc chữa trị càng sớm sẽ giúp bạn giảm đau nhức, duy trì xương khớp khỏe mạnh và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có những dấu hiệu sau: 

  • Đau khớp kèm theo tình trạng sốt.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Các khớp bắt đầu bị biến dạng.
  • Cơn đau dữ dội khiến bạn không thể đi lại, vận động như bình thường.

Câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng đau nhức xương khớp:

Đau nhức khớp có gây nguy hiểm không?

Bệnh đau nhức xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó phải kể đến như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp: Bị đau xương khớp trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng cứng khớp, khiến bàn tay, bàn chân khó vận động, di chuyển. Lúc này, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp thậm chí là tàn phế.
  • Mất khả năng vận động: Người bị đau khớp trong thời gian dài nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ mất dần chức năng vận động như cầm nắm,...
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Không chỉ gây biến chứng tại khớp, người bệnh còn có thể gặp phải những tổn thương ở tim, van tim và làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch.

Đau nhức xương khớp có thể gây biến dạng khớp
Đau nhức xương khớp có thể gây biến dạng khớp

Ai có nhiều khả năng bị đau khớp?

Những đối tượng sau có nguy cơ bị đau xương khớp nhiều hơn những người khác:

  • Đã từng bị chấn thương khớp do chơi thể thao, tai nạn lao động hoặc ngã xe.
  • Bê các vác vật nặng.
  • Bị viêm khớp hoặc một số căn bệnh mãn tính khác.
  • Bị trầm cảm, lo âu.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Thể lực kém.
  • Những người trên 50 tuổi.

Đau xương khớp chẩn đoán bằng kỹ thuật nào?

Để xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để làm rõ vấn đề. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đếm số lượng bạch cầu trong máu, kiểm tra tốc độ máu lắng, tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp có phải do nhiễm khuẩn không.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp MRI, CT hoặc siêu âm để quan sát kỹ những tổn thương bên trong xương khớp.
  • Chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm: Phương pháp này giúp loại trừ nhiễm khuẩn, xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Quan sát dịch khớp: Sau khi hút dịch có thể quan sát dịch khớp bằng mắt thường để kiểm tra độ trong và màu sắc. Từ đó có thể phân loại tràn dịch là không viêm, viêm hoặc nhiễm trùng.

Điều trị đau mỏi khớp bằng phương pháp  nào?

Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp, bác sĩ sẽ cho bạn lựa chọn một số phương pháp điều trị bao gồm: 

  • Dùng thuốc uống: Bao gồm các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kê đơn hoặc không kê đơn, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh,...
  • Tiêm thuốc: Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp, bao gồm các loại thuốc steroid, hyaluronan và thuốc gây tê cục bộ.
  • Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu để ổn định khớp, tăng cường các cơ xung quanh khớp và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
  • Nội soi khớp: Mục đích để sửa chữa sụn hoặc loại bỏ các mảnh xương trong hoặc gần khớp.
  • Thay khớp: Người bệnh cần phải phẫu thuật để thay khớp khi lớp sụn ở xương dần mòn đi. Điều này có thể được thực hiện cho khớp hông, đầu gối và vai.

Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị một hoặc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, người bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Gai khớp gối uống thuốc nhằm kiểm soát cơn đau, kháng viêm, giảm sưng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số thuốc uống thường dùng như Paracetamol, Codein, Oxycodone, Piroxicam, Etoricoxib,...

Xem chi tiết

Ung thư xương không di truyền trực tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng có thể di truyền gián tiếp thông qua các hội chứng Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, U nguyên bào võng mạc, bệnh Paget . Người bệnh có thể phòng tránh nguy cơ mắc ung thư xương bằng cách chú ý một số thói quen hằng ngày.

Xem chi tiết

Bênh lao xương có lây, cụ thể như sau:

  • Vi khuẩn lao phát tán trực tiếp vào không khí gây lây nhiễm.
  • Vi khuẩn truyền từ người này sang người khác thông qua niêm mạc mắt họng hoặc các vết thương hở trên da như vết xước, vết cắt,…
  • Nếu bị nhiễm bệnh lao trong giai đoạn thai kỳ, khả năng cao sẽ lây truyền từ mẹ sang con.
Xem chi tiết

  • Bệnh lao cột sống có thể gây lây nhiễm, nhưng khả năng thấp hơn so với bệnh lao phổi. 
  • Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể từ lao phổi hoặc hạch bạch huyết và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, niêm mạc hoặc vết thương.
Xem chi tiết

  • Có thể tái tạo sụn khớp nhưng khả năng tái sinh phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và sức khỏe tổng thể.
  • Việc can thiệp ngoại khoa và chăm sóc đúng cách có thể thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
Xem chi tiết

Người bị loãng xương nên và không nên ăn những nhóm thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả:

  • Nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin D, thực phẩm giàu canxi, rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều omega 3
  • Không nên ăn: Thực phẩm chứa natri cao, đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ uống có cồn, đồ có chứa cafein
Xem chi tiết

Hiện nay bệnh viêm đa khớp chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát và cải thiện bằng một số phương pháp như:

  • Thuốc Tây y: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid
  • Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, Laser, sóng ngắn, hồng ngoại
  • Các bài thuốc dân gian từ: Cây xấu hổ, lá lốt, ngải cứu
Xem chi tiết

Hiện tại, y học vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh loãng xương nên không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Xem chi tiết

Người đau khớp nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn chứa nhiều muối, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ
  • Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm
  • Đồ uống chứa cồn, nước ngọt, cà phê
  • Thực phẩm chế biến sẵn
Xem chi tiết

Người bị viêm thấp khớp dạng thấp nên kiêng các sản phẩm từ sữa. Nếu muốn uống sữa nên chọn loại sữa ít béo hoặc tách béo để tránh tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng.

Một số loại sữa tốt cho người bệnh như:

  • Sữa ít béo hoặc sữa tách béo.
  • Sữa chua.
  • Sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa hạt điều).
  • Sữa nghệ.
Xem chi tiết

Những thực phẩm người bị lao xương nên ăn và cần kiêng như sau:

  • Nên kiêng: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường, muối, rượu bia, đồ hộp vì có thể gây kích ứng, sưng đỏ chỗ đau, ngăn hấp thu canxi của xương, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao, khiến vết thương lâu lành.
  • Nên ăn: Thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin D, kẽm, omega 3 (hàu, thịt bò, trứng, cá hồi, sữa và chế phẩm từ sữa), rau xanh, trái cây tươi giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Xem chi tiết

Khi đi chích ngừa viêm gan B, bạn không cần phải nhịn ăn. Việc nhịn ăn có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng và gây khó khăn cho việc phân biệt triệu chứng do đói và tác dụng phụ của vắc-xin.

Thay vào đó, bạn nên ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Nên hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và thức uống có cồn trước khi tiêm.

Xem chi tiết

  • Bị thoái hóa khớp gối có thể đạp xe, nhưng cần tuân thủ tốc độ và thận trọng.
  • Trường hợp nhẹ hoàn toàn có thể đạp xe nhẹ nhàng với  tốc độ phù hợp
  • Trường hợp nặng nên điều trị khỏi hẳn rồi mới đạp xe
Xem chi tiết

Bệnh nhân Gout nên ưu tiên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc, nước lá sa kê, nước ép táo để trung hòa axit uric. Nước lá tía tô, nước ép dứa, nước dừa, nước chanh ấm mật ong, nước ép anh đào, sữa ít béo hoặc tách béo, nước ép dưa chuột và trà gừng cũng là lựa chọn tốt.

Không nên dùng đồ uống chứa cồn như bia, rượu, soda, các thức uống ngọt có gas, và nước trà đặc chứa nhiều caffein. Các loại nước này có thể làm tăng cảm giác đau nhức khó chịu tại khớp và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.

Xem chi tiết

Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát

  • Triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, gầy sút cân, tê bì chân tay.
  • Tổn thương khớp chưa rõ ràng.

Giai đoạn 2: Đau nhức dai dẳng

  • Đau buốt kéo dài tại khớp và cứng khớp.
  • Sưng đỏ và viêm nóng tại khớp.

Giai đoạn 3: Hạn chế vận động

  • Tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm lan rộng đến hệ thống cơ bắp quanh khớp.
  • Hình thành hạt thấp dưới da, gắn liền với xương, làm giảm khả năng vận động.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối

  • Khớp bị tổn thương, không còn triệu chứng viêm mà hình thành mô xơ.
  • Biến dạng, dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc tàn phế.
  • Cần phẫu thuật thay khớp để cải thiện khả năng vận động.
Xem chi tiết

  • Người bị bệnh trĩ nên ăn bưởi, chuối, dưa hấu, cherry, dưa leo, dâu tây, dứa, quả lê, mơ tươi, ổi, nho, táo và việt quất.
  • Nên kiêng kiwi, quả vả, sung (chứa nhiều oxalate, tăng nguy cơ sỏi thận và tái phát bệnh gút).
  • Hạn chế chanh, khế, cam (chứa axit, có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ).
Xem chi tiết

Viêm khớp dạng thấp KHÔNG THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI HOÀN TOÀN bởi:

  • Nguyên nhân gốc rễ chưa rõ ràng.
  • Bệnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp.
  • Hệ miễn dịch bị nhầm lẫn, khó can thiệp.

Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Xem chi tiết

  • Người bị đau khớp gối nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega 3, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt, rau xanh, trái cây
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, muối và các chất kích thích
Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được dù ở thể nhẹ hay nặng. Dựa vào mức độ bệnh lý, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian hoặc thậm chí là can thiệp các thủ pháp y khoa.

Xem chi tiết

Bong gân:

  • Định nghĩa: Bong gân xảy ra khi cơ hoặc gân bị căng đến mức độ vượt quá giới hạn bình thường, nhưng chưa gây tổn thương nặng.
  • Triệu chứng: Đau nhẹ hoặc mức độ đau vừa, sưng, có thể có một ít bầm tím.
  • Nguyên nhân: Thường xảy ra do chấn thương nhẹ, vận động quá mức, hoặc đột ngột thay đổi hướng cử động.

Trật khớp:

  • Định nghĩa: Trật khớp xảy ra khi hai đầu xương trong khớp mất liên kết với nhau.
  • Triệu chứng: Đau mạnh, sưng, khả năng di động giảm, có thể cảm nhận sự không ổn định trong khớp.
  • Nguyên nhân: Thường liên quan đến chấn thương nặng, tai nạn hoặc tác động mạnh đến khớp.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android